Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2019

Đưa hàng Việt vào hệ thống bán lẻ hàng đầu Hoa Kỳ

(ĐTTCO)-Nhà bán lẻ hàng đầu Hoa Kỳ Walmart cho biết sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp (DN) Việt Nam về kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường nhận thức về việc đáp ứng được tiêu chuẩn kép là tăng trưởng bền vững đi đôi với thực hành trách nhiệm xã hội. Nhằm tạo cầu nối và hỗ trợ các DN Việt Nam đưa hàng hóa vào các hệ thống phân phối nước ngoài hiện đại, ngày 17/7, tại TPHCM, Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức tọa đàm “Chiến lược hợp tác với Tập đoàn bán lẻ Walmart”. Buổi tọa đàm thu hút nhiều lãnh đạo, đại diện cho các hiệp hội ngành hàng lớn tại Việt Nam. Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, cho biết thị trường Việt Nam thu hút ngày càng nhiều tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tham gia, trong đó có Walmart. Buổi tọa đàm là nội dung hợp tác quan trọng nhằm tiếp tục đẩy mạnh triển khai đề án “thúc đẩy DN Việt Nam tham gia trực tiếp vào hệ thống phân phối nước ngoài” do Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì. Bộ Công

Phát triển sản phẩm mỹ nghệ từ tre

Phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, thời gian qua, nhiều hộ dân ở phường Điện An (thị xã Điện Bàn) sản xuất một số mặt hàng mỹ nghệ bằng tre, góp phần giải quyết bài toán việc làm, nâng cao thu nhập và hướng đến sản phẩm OCOP. Theo nhiều người dân địa phương, thời điểm trước năm 1978, nhiều hộ dân ở phường Điện An đã sản xuất các vật dụng trong gia đình bằng tre như bàn ghế, giường, tủ, thúng mủng, rổ rá, nong, nia...; mặc dù là nghề phụ nhưng thu hút mọi lứa tuổi lao động trong gia đình và thôn xóm tham gia. Khi ngành du lịch phát triển, du khách có nhu cầu mua sắm, người dân bắt đầu sản xuất các mặt hàng tre mỹ nghệ mang dáng dấp hiện đại với các kiểu, loại bàn ghế bằng tre, giỏ xách, lẵng hoa, giá treo đèn trang trí và một số mặt hàng khác. Toàn phường Điện An hiện có khoảng 40 lao động thường xuyên tham gia sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ bằng tre với mức thu nhập 4,5 - 5 triệu đồng/người/tháng. Nếu trước đây người dân sản xuất chủ yếu bằng thủ công thì nay

Hội chợ quốc tế về đồ gỗ và trang trí nội thất Trung Đông 2018

Hội chợ quốc tế về  đồ gỗ  và trang trí nội thất Trung Đông được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế (Dubai International Exhibition & Convention Center) từ ngày 19-22/5/2014 tại Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE). Đây là hội chợ quốc tế bán buôn chuyên ngành về đồ gỗ và trang trí  nội thất  lớn nhất tại Trung Đông và là cửa ngõ cho hàng hoá của thế giới xuất khẩu và khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Các mặt hàng trưng bày tại hội chợ:Đồ gỗ, đồ trang trí nội thất, phụ kiện trang trí nội thất, các giải pháp trang trí  nội thất , hệ thống chiếu sáng và đèn chiếu sáng, vật liệu lát sàn, hàng dệt may như: mành rèm, ga, gối đệm, phụ kiện nhà bếp, phụ kiện phòng tắm, nội thất bằng da, đồ gỗ ngoài trời, hàng thủ công mỹ nghệ:  sơn mài , tranh nghệ thuật, hàng mây tre, lọ hoa, cây cảnh… Website Hội chợ: https://www.indexexhibition.com Doanh nghiệp quan tâm liên hệ: Hoàng Tân - XTTM HAWA  Email: hoangtan@hawa.org.vn

Hội chợ Đồ Gỗ và Mỹ Nghệ Xuất Khẩu Việt Nam 2019 ​

Hội chợ Đồ Gỗ & Mỹ Nghệ Xuất Khẩu Việt Nam 2019 (VIFA-EXPO 2019) sẽ được tổ chức từ ngày 06-09 tháng 3 năm 2019 tại Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Saigon, Exhibition & Convention Center (SECC), 799 Nguyen Van Linh Parkway, Tan Phu Ward, District 7, Ho Chi Minh City,Vietnam. Đây là Hội chợ xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất của Việt Nam, nằm trong chuỗi Hội chợ đồ Gỗ quốc tế của AFIC (ASEAN Furniture Industry Council) do Sở Công Thương TP.HCM phối hợp với Hội Mỹ Nghệ và Chế Biến Gỗ TP.HCM (HAWA) tổ chức, đơn vị thực hiện là Công ty CP Thủ công mỹ nghệ Gỗ Liên Minh (HAWA Corporation). Thông tin chi tiết về hội chợ xin liên hệ đơn vị tổ chức: Organizer: * Ho Chi Minh City Department of Industry & Trade * Handicraft & Wood Industry Association of HCMC (HAWA) * HAWA Corporation Contact: 185 Ly Chinh Thang Street, Ward 7, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam - Tel: +84 (0) 283 526 4714 / 15 / 16  - Fax: +84 (0) 283

Hà Nội: Huyện Chương Mỹ nâng tầm hàng thủ công mỹ nghệ

(Dân Việt) Mới đây, UBND huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã tổ chức hội thi tay nghề, thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2019. Hội thi có tổng số 52 bộ sản phẩm hoàn chỉnh của 32 cơ sở sản xuất, các nghệ nhân tham dự. Trong đó, mây tre đan có 36 bộ sản phẩm, mộc 10 bộ sản phẩm và thêu ren có 6 bộ sản phẩm. Đối với sản phẩm làm trực tiếp tại hội thi, có tổng số 28 cá nhân đăng ký tham gia với 28 sản phẩm mây tre đan, mộc và thêu ren. Ngoài ra, có 60 sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các cơ sở sản xuất, các nghệ nhân tham gia trưng bày tại hội thi.  Hội thi thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ thu hút nhiều người tham gia.  Ảnh: Tâm Lê Trong những năm qua, UBND huyện Chương Mỹ đã dành nhiều quan tâm cho việc phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho lao động ở các xã, các làng nghề. Trong đó, theo định kỳ 5 năm 1 lần, UBND huyện tổ chức hội thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện. Năm 2014, huyện Chương Mỹ tổ chức th

Ngắm phản gỗ bạc tỷ "săn" đại gia tại TP.HCM

Các bộ phản gỗ quý phát giá đến hơn 1,6 tỷ đồng, rẻ nhất cũng vài trăm triệu đồng tuỳ theo kích thước và chất liệu gỗ. Bộ bàn ghế được chế tác rồng phượng cầu kỳ cũng có giá rất đắt đỏ. Nhiều khách tham quan bị thu hút bởi những bộ phản gỗ cỡ lớn rất hiếm gặp do một cơ sở chế tác đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp có trụ sở tại huyện Hóc Môn, TP.HCM trưng bày tại Triển lãm Quốc tế Vietbuil 2016 đang diễn ra tại TP.HCM. Tại đây có nhiều bộ phản, bàn ghế bằng các loại gỗ quý như gỗ mun sọc, gỗ đỏ, căm xe, cẩm lai… với đủ kích thước. Anh Nghĩa – nhân viên bán hàng cho biết, dù còn rất nhiều sản phẩm độc đáo nhưng không gian trưng bày có giới hạn nên chỉ bày biện những sản phẩm đã chọn lọc. Các bộ phản gỗ giá bán từ vài trăm triệu đồng đến gần 2 tỷ đồng tuỳ theo kích thước và chất liệu gỗ. Ngoài ra còn có bộ bàn ghế được chế tác khá bắt mắt cũng có giá rất đắt đỏ.

Nhà nhập khẩu gỗ của Trung Quốc khốn khổ vì chiến tranh thương mại

Hai năm trước, Xu Xuebing bắt đầu nhập khẩu gỗ từ Mỹ về Thượng Hải. Anh kiếm được bộn tiền khi bán lại những sản phẩm đó cho các công ty sản xuất đồ nội thất của Trung Quốc. Nhưng ngay sau đó,  chiến tranh thương mại  nổ ra. Kể từ khi Bắc Kinh tung ra những đòn trả đũa bằng việc áp mức thuế mới lên nhiều hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào năm ngoái, Xu phải tạm dừng hoạt động nhập khẩu. Và hệ quả là lợi nhuận anh kiếm được tụt dốc không phanh. Anh sẽ sớm phải nâng giá các sản phẩm để có thể trụ lại được trên thương trường, nhưng hành động đó cũng có thể là con dao hai lưỡi khi ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán hàng. Xu, 42 tuổi, hiện là chủ một công ty có trụ sở tại thành phố Thượng Hải tên Sam Wood. Trước tình hình kinh doanh ảm đạm của công ty, anh không thể giấu diếm sự bức xúc. “Trump là một người hách dịch và vô lý, ông ấy buộc chúng tôi phải đứng dậy đấu tranh”, anh nói. “Mặc dù chính sách thuế mới của chính phủ gây ảnh hưởng không tốt lên nền kinh tế, chúng tôi vẫn ủn

Việt Nam điều tra chống bán phá giá ván sợi bằng gỗ nhập khẩu từ Thái Lan và Malaysia

Hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá là ván sợi bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa ghép lại bằng keo hoặc bằng các chất kết dính hữu cơ khác, chưa phủ mặt và chưa gia công... Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, ngày 16/4, Bộ Công Thương ban hành Quyết định tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm ván sợi bằng gỗ có xuất xứ từ Thái Lan và Malaysia (mã số vụ việc AD06) Hàng hóa bị cáo buộc bán phá giá là ván sợi bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa ghép lại bằng keo hoặc bằng các chất kết dính hữu cơ khác, chưa phủ mặt và chưa gia công thuộc các mã HS 4411.12.00, 4411.13.00, 4411.14.00, 4411.92.00, 4411.93.00, 4411.94.00. Trước đó, ngày 23/10/2018, Cơ quan điều tra nhận được Hồ sơ yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm ván sợi bằng gỗ.  Bên yêu cầu gồm 4 nhà sản xuất ván sợi bằng gỗ đại diện cho ngành sản xuất trong nước, bao gồm:

Viêt Nam đứng trước nguy cơ thiếu gỗ nguyên liệu

Ngành gỗ Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt gỗ nguyên liệu, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc cấm khai thác gỗ từ rừng tự nhiên. Do nguồn gỗ nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu nên doanh nghiệp phải nhập khẩu từ hơn 100 quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc, điều này khiến các doanh nghiệp khác đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung. Nan giải bài toán nguyên liệu Tại Hội thảo về nguồn cung gỗ nguyên liệu tổ chức mới đây, đại diện các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành gỗ đã chỉ rõ các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung gỗ nguyên liệu trong năm 2017. Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định (FPA), ngành chế biến gỗ Việt Nam tiếp tục mở rộng trong những năm tới và đi liền với đó là bài toán về nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Hiện nay, gỗ rừng trồng trong nước đã trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên,

Gỗ nguyên liệu giấy tăng, người trồng rừng ồ ạt bán keo non

Hiện, giá gỗ nguyên liệu giấy tăng cao, nhiều nông dân ở Phú Yên ồ ạt thu hoạch keo non để bán. Gia đình ông Nguyễn Văn Giang, ở xã An Lĩnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên trồng 1,2 ha keo đến nay được hơn 5 năm, ông quyết định thu hoạch. Sau khi trừ mọi chi phí, rừng keo này cho thu nhập hơn 50 triệu đồng/ha. Với diện tích này, nếu để thêm 2 năm, thu nhập có thể tăng thêm 40 triệu đồng mà không tốn bất kỳ chi phí nào. Theo ông Giang, do điều kiện kinh tế khó khăn buộc người dân phải khai thác trước. Người dân Phú Yên ồ ạt thu hoạch keo non để bán. Từ trước Tết Kỷ Hợi đến nay, giá gỗ keo nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Phú Yên tăng khá cao, khoảng 1,3 triệu đồng/tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Bà Nguyễn Thị Hà, ở xã An Lĩnh, Tuy An, tỉnh Phú Yên cho biết, tại các xã miền núi, nhiều hộ dân ồ ạt khai thác keo non  đang ở độ tuổi từ 4 - 5 năm tuổi để bán. "Do không có tiền thì phải bán sớm, nếu có tiền để 9 - 10 năm mới bán thì lợi nhuận thu được sẽ rấ

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm 2019 trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng rất mạnh, đạt 1,4 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2018. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 4/2019 đạt 856,7 triệu USD, giảm 2,8% so với tháng trước, nhưng tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 582 triệu USD, giảm 5,6% so với tháng trước, nhưng tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2018.  Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 4/2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,1 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,2 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ, Nhật Bản, Đức... tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, trong 4 tháng đầu năm 2019 trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng rất mạnh, đạt 1,4 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng k

Khám phá Bali: Chiến dịch xuất hàng mỹ nghệ ra thế giới

Theo bà Madeatia Wati- chủ một cơ sở sản xuất gỗ làng Kemenuh, những làng nghề truyền thống ở Bali như Kemenuh và Mas mặc dù có lịch sử hơn chục thế kỷ, nhưng sự phát triển chỉ bắt đầu từ năm 1999. Đó là thời điểm chính quyền Bali nhận thấy các làng nghề truyền thống có thể là một điểm nhấn trong chuỗi phát triển du lịch của hòn đảo xinh đẹp này. Từ đó, họ đã tập trung quảng bá lịch sử làng nghề, tổ chức nhiều cuộc triển lãm giới thiệu sản phẩm được làm hoàn toàn thủ công, ra quốc tế.   Theo nhiều người làm du lịch ở Việt Nam thì có những hội ở chợ quốc tế, chính quyền Bali còn quảng bá cho du lịch, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ của mình còn mạnh hơn cả Indonesia.   Cũng chính vì điều này mà nhiều khách du lịch khi đến Bali đã “quên” mất Bali chỉ là một tỉnh của Indonesia. “Việc này có tác dụng kép” – bà Madeatia Wati nói: “Nhờ quảng bá tốt mà khách quốc tế đến đảo Bali tham quan những khu du lịch, khu di tích của đạo Hồi, bao giờ cũng tìm đến và mua sản phẩm làng nghề - m

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ mang về hơn 4 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019

Ảnh minh họa. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 6/2019, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 4,87 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2018. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo số liệu ước tính, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 6/2019 đạt 850 triệu USD, giảm 5,8% so với tháng trước, tăng 12,7% so với tháng 6/2018. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 596 triệu USD, giảm 3,1% so với tháng trước, tăng 13,7% so với tháng 6/2018.  Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 6/2019, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 4,87 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2018.  Trong nửa cuối năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam dự báo tiếp tục tăng mạnh. Theo chu kỳ hàng năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thường tăng mạnh vào những tháng cuối năm, nhờ hoạt động xây dựng tại các thị trường xuất khẩu đi vào hoàn thiện, cùng

Hướng đi mới cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

Các sản phẩm 100% nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường và mang tính độc đáo riêng của Việt Nam thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Ảnh: voyager-vietnam.com Sáng 10/7, tại Trung tâm hội nghị và triển lãm Marina Bay Sands của Singapore đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ về quà tặng 2019. Các sản phẩm 100% nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường và mang tính độc đáo riêng của Việt Nam thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng. Hội chợ về quà tặng lần thứ 20 năm nay có sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam có 10 doanh nghiệp trong nước tham gia trưng bày sản phẩm, trong đó 7 doanh nghiệp lần đầu tham dự và 3 doanh nghiệp đã rất thành công tại các hội trợ quốc tế trước đây với nhiều đơn hàng xuất khẩu giá trị cao. Xác định thủ công mỹ nghệ và quà tặng là ngành hàng có giá trị gia tăng cao, sử dụng nhiều lao độn

Thêm cơ hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Ấn Độ

Trong khuôn khổ chương trình thăm và làm việc của Hội đồng xúc tiến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Ấn Độ (EPCH) với Hiệp Hội làng nghề Việt Nam, ngày 21/5, đoàn đã đến thăm và làm việc với Cục Công Thương Địa phương (CTĐP), Bộ Công Thương.   Tại buổi làm việc, ông Hoàng Chính Nghĩa- Phó Cục trưởng Cục CTĐP cho biết: Việt Nam và các nước Nam Á hiện đã có mối quan hệ chính trị tốt đẹp và giao lưu hợp tác kinh tế trên nhiều phương diện. Điển hình cho mối quan hệ hợp tác đó chính là quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ được thiết lập vào năm 2007. Theo đó công tác xúc tiến thương mại các mặt hàng xuất khẩu sang Ấn Độ đã tăng mạnh, chủ yếu là các mặt hàng mây tre đan, dệt may, da giầy, sản phẩm từ gỗ và một số mặt hàng nông sản,… Các đại biểu bàn bạc giải pháp nhằm gia tăng cơ hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ luôn đạt mức tăng trư

Phát triển lâm sản ngoài gỗ: Cần chiến lược ổn định

Việt Nam có gần 4.000 loài cây có giá trị cung cấp nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe con người, 216 loài tre trúc và 30 loài song mây có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, đến nay, phát triển lâm sản ngoài gỗ chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu. Đến năm 2020, giá trị sản xuất lâm sản ngoài gỗ chiếm 20% giá trị sản xuất lâm nghiệp Ông Trương Tất Đơ- Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT)- cho biết, thị trường lâm sản ngoài gỗ là thị trường nhiều tiềm năng phát triển với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Hiện nay, lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam XK sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ. Thị trường Nhật Bản và Đài Loan chiếm thị phần cao và ổn định, thị trường Mỹ mới có từ năm 2001 nhưng có mức tăng trưởng rất nhanh, có triển vọng là thị trường tiềm năng. Trong đó, quế Việt Nam XK sang Ấn Độ chiếm gần 1/2 khối lượng quế XK. Các sản phẩm hồi, sa nhân và thảo quả Việt N

Thừa Thiên Huế tích cực kết nối, tiêu thụ hàng đặc sản, thủ công mỹ nghệ

Chiều ngày 21/12, tại TP. Huế, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị kết nối, phát triển thị trường sản phẩm nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ 2016. Có 6 tập đoàn, (4 tập đoàn ngoài tỉnh) và hơn 150 doanh nghiệp trên địa bàn tham gia hội nghị. Đây là lần thứ hai trong năm 2016, Sở Công Thương tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ hàng nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 42 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ với 20 loại sản phẩm và 88 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm nông sản, đặc sản, với 47 loại sản phẩm. Bên cạnh việc thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Sở Công Thương đã tổ chức 15 buổi kết nối giữa các nhà phân phối, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất như: Cơ sở trà cung đình Đức Phượng, cơ sở sản xuất thực phẩm Phạm Thị Khánh Tâm, cơ sở tôm chua Bà Nhồng, trà vả Lộc Mai, dầu tràm Kim Vui…. Sau quá trình triển khai, đến nay