Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2020

Làm túi xách từ nguyên liệu cói, tre, mây, gỗ

  TTO - Sinh ra, lớn lên ở vùng trồng cây cói lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, bạn Trần Văn Hùng, 27 tuổi, ở xã Nga Trường, huyện Nga Sơn luôn ấp ủ ước mơ biến cây cói quê mình trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Nữ sinh làm máy chống lãng phí thực phẩm Hải Minh - cô gái nhỏ và thời trang bền vững từ cói Độc đáo bonsai dừa của chàng trai Bến Tre Bạn Trần Văn Hùng (giữa) giới thiệu túi xách làm từ nguyên liệu thân thiện với môi trường - Ảnh: HÀ ĐỒNG Hùng quyết định khởi nghiệp bằng việc làm  túi xách  từ nguyên liệu cói, tre, mây, gỗ thân thiện với môi trường. Sản phẩm của Hùng mang thương hiệu Cỏ May hai năm nay đã và đang được bán trên các trang thương mại điện tử trong, ngoài nước. Lập nghiệp ở quê nhà Sau khi tốt nghiệp một trường cao đẳng, đi làm thuê nhiều nơi, cách đây hai năm Hùng về quê Nga Trường, huyện Nga Sơn lập nghiệp với cơ sở làm túi xách thủ công. Sản phẩm làm từ nguyên vật liệu truyền thống như cây cói, tre, gỗ, mây kết hợp chất liệu da nhập khẩu, sử dụng các phụ kiện n

Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ 2020

  Các đại biểu tham quan sản phẩm thủ công mỹ nghệ trưng bày tại cuộc họp. Ngày 26-10, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tổ chức họp thông tin về “Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020”.  Hội thi tôn vinh, khơi dậy và khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi phát huy ý tưởng sáng tạo, kỹ thuật, mỹ thuật, ứng dụng cao và đáp ứng được các tiêu chí về phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Cùng với đó là tạo môi trường để các nghệ nhân, thợ giỏi giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kết nối xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Theo Bộ NN và PTNT, ngành thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển với nhiều nguyên liệu đầu vào, nguồn lao động dồi dào... Ngoài ra, xu thế tiêu dùng ngày càng sử dụng nhiều hơn các sản phẩm thân thiện với môi trường, những mặt hàng có nguồn gố

Khai hội ngôi chùa cổ có gác chuông bằng gỗ cao nhất Việt Nam

  TPO - Hôm nay, 26/10 (tức mồng 10-9 âm lịch), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Thái Bình (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), ngôi chùa được công nhận có gác chuông gỗ cao nhất Việt Nam và mang nhiều giá trị kiến trúc, văn hoá, lịch sử đọc đáo đã diễn ra Lễ khai Hội chùa Keo mùa thu năm 2020, một trong những lễ hội lớn của cư dân trồng lúa nước vùng châu thổ sông Hồng. Gác chuông gỗ tại Chừa Keo Thái Bình được công nhận cao nhất Việt Nam - Ảnh: Hoàng Long Quảng cáo Những hình ảnh khác thường ở Yên Tử trước ngày khai hội  Chợ Viềng ‘ken đặc’ người trước giờ khai hội  Người dân đeo khẩu trang xem 'Vua' đi cày khai hội Tịch điền Đọi Sơn  Chen chúc 'đánh bạc' trên thuyền ngày khai hội chùa Hương  Màn sử thi về vua Quang Trung tưng bừng khai hội Gò Đống Đa Nhanh tay click để không bỏ lỡ cách cải thiện MÉO MIỆNG, MỜ MẮT sau TAI BIẾN của ông Tám! Tin tài trợ Khổ sở vì VIÊM ĐẠI TRÀNG - Học ngay cách giảm đau nhanh, hiệu quả của người Nhật Tin tài trợ Theo hồ

Ngỡ ngàng khúc gỗ cẩm lai nguyên sơ được rao bán 10 tỷ đồng ở Hà Nội

  Khúc gỗ có tuổi thọ khoảng 5.000 năm, được mang về từ châu Phi. Chiều dài 5,48 m, vành tròn 2 bên 7,2 m. Dù chưa qua chế tác nhưng khúc gỗ này vẫn được rao bán với giá 10 tỷ đồng. Sự kiện:  Đắt - Độc - Lạ Xuất hiện tại một hội chợ đồ nội thất gỗ ở Hà Nội, khúc gỗ nguyên khối khổng lồ thu hút sự chú ý của mọi người, không chỉ với kích thước khủng, mà còn bởi nguồn gốc vô cùng đặc biệt. Được biết, khúc gỗ này được mang về từ châu Phi, thuộc giống gỗ Cẩm Lai vô cùng quý hiếm. Gỗ nguyên khối với tuổi thọ khoảng 5.000 năm nên kích thước vô cùng choáng ngợp: Chiều dài 5,48m; vành tròn 2 bên 7,2m. Khúc gỗ khổng lồ gây choáng ngợp. Tuổi thọ khoảng 5.000 năm, chiều dài 5,48m; vành tròn 2 bên 7,2m. Vân gỗ nổi rõ dấu thời gian. Gỗ cẩm lai là loại gỗ quý, có tính thẩm mỹ và độ bền cao, thích hợp để tạo ra những món đồ nội thất gỗ sang trọng. Gỗ cẩm lai là một trong những loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm 1 trong bảng chia nhóm gỗ ở Việt Nam cũng là một trong những loại gỗ có giá trị cao nhất hiện nay.

Nghề xẻ gỗ, cắt tóc của người Việt xưa

  Ngoài những nghề truyền thống như sĩ, nông, công, thương, sách "Nhiếp ảnh hiện thực và Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20" còn ghi lại hình ảnh một số nghề ít được nhắc tới. Khảm xà cử: Nghề này đòi hỏi sự khéo tay, tỉ mỉ của người thợ khảm. Người thợ phải trổ tấm gỗ lấy nền, sau đó cắt mảnh trai ốc cho khít hình và ghép xuống. Xẻ gỗ: Nghề phổ biến ở khu vực rừng núi phía Bắc. Các thợ sơn tràng phải phối hợp nhịp nhàng để đưa đẩy lưỡi cưa sao cho tấm gỗ được xẻ phẳng như ý. Phu kéo xe: Với sự xuất hiện của người Pháp, loại hình vận chuyển xe tay bánh gỗ hoặc bánh cao su do người kéo có mặt ở thành thị Việt Nam đầu thế kỷ 20. Để làm được việc này người phu xe tay phải có sức khỏe dẻo dai, sử dụng đôi tay thuần thục giữ thăng bằng cũng như phân phối sức cho đều tùy vào quãng đường kéo. Cắt tóc: Nghề cắt tóc và lấy ráy tai dạo phổ biến ở Việt Nam trước đây. Có thể nhìn thấy trong hình những người thợ cắt tóc và khách hàng đều búi tó củ hành để tóc dài. Nghề làm giấy: Trong

Tiết giảm nhiều trò chơi dân gian, hoạt động giải trí tại Lễ hội chùa Keo Thái Bình

  Tháp chuông chùa Keo, một biểu tượng văn hóa của quê lúa Thái Bình. Chỉ còn ba ngày nữa, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) chính thức khai hội mùa Thu. Đây là lễ hội truyền thống, tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên, năm nay Ban tổ chức lễ hội có những điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình.  Trao đổi với Nhân Dân điện tử, ông Nguyễn Công Diện, Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư, Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Keo mùa thu khẳng định: Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó lường, cộng với tình hình lũ lụt gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền trung nước ta. Vì những lý do trên, huyện Vũ Thư đã đi đến thống nhất tiết giảm tối đa phần lễ và phần hội. Cụ thể, chương trình khai mạc lễ hội không tổ chức ở quy mô lớn như các năm (không làm sân khấu, không dựng rạp, bỏ màn trống hội, bỏ các tiết mục hát giao duyên trên thủy đình). Ngày 26-10 (tức mùng 10-9 âm lịch), vào lúc 7 giờ 30 phút, Ban tổ chức lễ hội chùa Keo mùa thu chỉ làm l