Chuyển đến nội dung chính

Viêt Nam đứng trước nguy cơ thiếu gỗ nguyên liệu

Ngành gỗ Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt gỗ nguyên liệu, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc cấm khai thác gỗ từ rừng tự nhiên.

Do nguồn gỗ nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu nên doanh nghiệp phải nhập khẩu từ hơn 100 quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc, điều này khiến các doanh nghiệp khác đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung.
Nan giải bài toán nguyên liệu
Tại Hội thảo về nguồn cung gỗ nguyên liệu tổ chức mới đây, đại diện các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành gỗ đã chỉ rõ các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung gỗ nguyên liệu trong năm 2017.
Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định (FPA), ngành chế biến gỗ Việt Nam tiếp tục mở rộng trong những năm tới và đi liền với đó là bài toán về nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Hiện nay, gỗ rừng trồng trong nước đã trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình trạng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và thương nhân Trung Quốc đội lốt doanh nghiệp Việt Nam đã hình thành những hệ thống nhà máy và cơ sở thu mua nguyên liệu gỗ ở hầu khắp các vùng nguyên liệu gỗ cao su và gỗ keo tràm để xuất khẩu sang Trung Quốc. Ông Lập cho rằng, vấn đề cạnh tranh khống chế thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu này đang tạo ra sức ép rất lớn, thậm chí có thể gây nguy cơ khủng hoảng gỗ nguyên liệu tại các doanh nghiệp trong nước.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, nhiều mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2016, lượng ván bóc xuất khẩu đạt 240.000m3, tăng gấp 2,4 lần lượng xuất khẩu trong cả năm 2015; lượng gỗ xẻ cao su cũng tăng từ 120.000m3 trong năm 2015 lên 170.000 m3 trong 9 tháng năm 2016. Trong năm 2015, nếu lượng ván ghép, gỗ dùng trong xây dựng xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 11.000m3 thì 9 tháng năm 2016 con số này đã tăng lên 67.000m3.
Đại diện một số doanh nghiệp gỗ cho hay, với mức thuế xuất khẩu cho một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc đang dao động từ 2% đến 20% là chưa đủ sức hạn chế hoạt động xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc một cách ồ ạt như thời gian qua. Thậm chí, một số thương nhân Trung Quốc còn khai báo không đúng quy cách sản phẩm xuất khẩu để được hưởng ưu đãi về thuế.
Lo thương lái Trung Quốc “lấn sân”
Dưới góc độ chuyên gia nghiên cứu, ông Tô Xuân Phúc của Tổ chức Forest Trend (Hoa kỳ) tại Việt Nam nhận định, chính sách đóng cửa rừng tự nhiên ở Trung Quốc vào năm 2017 là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc một số doanh nghiệp Trung Quốc đi tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các nước khác; trong đó, có Việt Nam.
Theo ông Phúc, hiện Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu lớn ở châu Á. Việt Nam cũng là quốc gia có nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào sẵn có, đặc biệt là nguồn cung gỗ từ rừng trồng và gỗ cao su với sản lượng khai thác ngày càng tăng.
Ông Phúc cho rằng, so với Trung Quốc hay một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, giá nhân công hiện nay tại Việt Nam tương đối thấp. Mặt khác, với lợi thế địa lý có hệ thống cảng nước sâu phát triển, Việt Nam có thể trở thành điểm quan trọng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp gỗ Trung Quốc. Do vậy, trong tương lai đầu tư của các doanh nghiệp gỗ Trung Quốc vào Việt Nam có thể sẽ tăng nhanh.
Hiện nay, mỗi năm nhu cầu gỗ nguyên liệu tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu khoảng 31 triệu m3, nguồn cung trong nước chỉ khoảng 23 triệu m3/năm, phần còn lại phải nhập khẩu. Nếu có thêm doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào “miếng bánh” này, rõ ràng các doanh nghiệp gỗ Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu.
Do đó, doanh nghiệp trong nước không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc về nguồn nguyên liệu tại các thị trường cung nguyên liệu gỗ cho cả 2 nước, cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu nguyên liệu từ Việt Nam, mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc tại chính "sân nhà".
Để giải bài toán thiếu nguyên liệu, về lâu dài ngành gỗ Việt Nam cần phải có kế hoạch trồng mới rừng. Đồng thời, Chính phủ cần rà soát các vùng chuyên canh nguyên liệu tập trung với quy mô lớn, đầu tư giải pháp công nghệ để nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, để đảm bảo uy tín cho sản phẩm gỗ, Nhà nước cũng cần kiểm soát một cách chặt chẽ nguồn gỗ chuyển tải từ công ty mẹ ở nước ngoài vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, ngăn ngừa việc trốn thuế và lẩn tránh xuất xứ gỗ.
Gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 37 quốc gia trên thế giới và chủ yếu xuất sang Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Canada – đây là những thị trường đạt kim ngạch trên 100 triệu USD.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả năm 2016 đạt khoảng 7,3 tỷ USD, tăng 1% so với năm trước. Hiện trong xuất khẩu gỗ, gỗ dăm vẫn là sản phẩm chủ lực và Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực hư lâu đài phủ gỗ, dát vàng 'từ đầu đến chân' của đại gia Việt 'mệnh Hỏa' đang gây sốt

  Không gian và nội thất trong căn nhà tráng lệ và sang trọng khiến nhiều người không khỏi tò mò về vị đại gia Việt "mệnh Hỏa" này. Gia thế người tổ chức đám cưới trong lâu đài dát vàng ở Ninh Bình Chủ nhân những tòa lâu đài nổi tiếng: 'Kẻ lên voi, người ngã ngựa' Lâu đài nghìn tỷ của đại gia xăng dầu đất Phú Thọ Mới đây, một tài khoản V.Nguyen đã chia sẻ hình ảnh về một căn biệt thự trên một nhóm Facebook khá nổi tiếng về nhà đẹp. Chỉ sau thời gian ngắn đăng tải, bộ ảnh của V.Nguyen nhận được 70.000 lượt yêu thích, hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ. Hiện tại, tốc độ lan truyền của hình ảnh căn nhà vẫn đang "nóng" trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Sở dĩ, các hình ảnh này nhận được sự quan tâm vô cùng lớn vì đó là một căn nhà được thiết kế cầu kỳ, quy mô và không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng cặn kẽ từng không gian và nội thất bên trong. Theo bài đăng, căn nhà hiện lên với phong cách cổ điển châu Âu. Trong đó, chất liệu gỗ chiếm đa số, từ cầ

Nhà sưu tầm trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối

  Nhà sưu tầm này đã dùng một thủ thuật mua hàng cực khéo léo khiến chủ nhân chiếc giường buộc phải bán cho ông. Trong giới sưu tầm cổ vật tại Trung Quốc, không ai là không biết cái tên Ma Weidu - nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục (Bắc Kinh). Ông Ma là một chuyên gia thẩm định với đôi mắt tinh tường, am hiểu các tác phẩm nghệ thuật cổ đại. Ông cũng thường xuyên xuất hiện trong các show truyền hình và được báo chí tôn vinh là "người sành đồ cổ nhất Bắc Kinh". Trong một chương trình truyền hình của đài CCTV, Ma Weidu đã kể lại hành trình sưu tầm vô cùng "kịch tính" của mình. Ma Weidu là nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục - một trong những bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc. Ảnh: Sohu Một lần nọ,  chuyên gia Ma Weidu ghé chơi nhà người quen và để ý thấy trong nhà có chiếc giường gỗ hoàng đàn. Gỗ hoàng đàn là loại gỗ cực kỳ quý hiếm tại Trung Quốc, chuyên được sử dụng làm đồ nội thất và lăng mộ quý tộc thời cổ đại. Cây gỗ hoàng đàn nổi tiếng bền bỉ, có thể tồn tại hà

Lê Ngọc Hữu - Nghệ nhân gỗ từ mộc mạc đến tinh tế

  Lê Ngọc Hữu - một doanh nhân trẻ thành công, tận tâm với nghề, luôn đặt giá trị của cộng đồng lên hàng đầu trong kinh doanh gỗ nguyên khối và lũa nhập khẩu.  Bình luận  0 Dân Việt trên     Bộ bàn ghế gỗ đinh hương giá hơn nửa tỉ đồng, chỉ đại gia mới dám chi tiền Tuyệt tác bộ bàn ghế gỗ trắc 17 món giá hơn 6 tỷ đồng của đại gia Hà Nội Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, hãy dấn thân vào những thử thách, trưởng thành từ những sai lầm, và đạt được những thành công vĩ đại hơn những gì bạn từng tưởng tượng - Lê Ngọc Hữu chia sẻ. Lê Ngọc Hữu - một người có niềm đam mê với gỗ (Ảnh NVCC) Lê Ngọc Hữu là một trong những nghệ nhân gỗ nổi tiếng tại Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Thuận, anh đã có niềm đam mê mãnh liệt với gỗ từ nhỏ. Được nuôi dưỡng trong môi trường làm nghề thủ công truyền thống của vùng đất miền Trung. Lê Ngọc Hữu đã tìm thấy đam mê và chính nó đã giúp anh trở thành một nghệ nhân gỗ tài ba. Sự hình thành và phát triển nghề thợ gỗ của Lê Ngọc Hữu Lê Ngọc Hữu là một