Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2019

Nghệ nhân ưu tú Huỳnh Ri

Nghệ nhân Huỳnh Ri, sinh năm 1940, tại xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, trong một gia đình có truyền thống làm nghề mộc nhiều đời. Năm 15 tuổi, ông theo cha đi học và làm nghề khắp nơi trong Tỉnh. Do hoàn cảnh chiến tranh, gia đình ông phải sơ tán khắp nơi, lúc này ông làm thợ mộc dân dụng kiếm kế sinh nhai, đồng thời tận dụng thời gian nhàn rỗi ra sức rèn luyện tay nghề, làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ để trang trí cho gia đình, và bán khách hàng.           Đến năm 1975, sau khi quê hương Hội An được giải phóng, ông trở về quê hương sinh sống và làm nghề. Lúc này Hợp tác xã mộc Kim Bồng, Hợp tác xã sơn mài Hội An thành lập, bằng tài năng và kinh nhiệm bản thân, ông tích cực vận động bà con tham gia vào Hợp tác xã mộc Kim Bồng. Trong suốt thời gian tồn tại, Hợp tác xã mộc Kim Bồng luôn là lá cờ đầu của phong trào Hợp tác xã tiểu thủ công của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Tuy nhiên, do điều kiện xã hội và tác động của nền kinh tế thị trường, nhiều người tách ra khỏi Hợp tác xã để thà

Quy định xét tặng danh hiệu "nghệ nhân" với nghề thủ công mỹ nghệ

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. Cụ thể, danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân" được xét tặng cho cá nhân đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" và đạt các tiêu chuẩn: Thứ nhất, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương. Thứ hai, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng. Thứ ba, có tri thức, kỹ năng đặc biệt xuất sắc, có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị nghề thủ công mỹ nghệ của cả nước, cụ thể: Nắm giữ kỹ năng, bí quyết; truyền nghề, dạy nghề cho từ 150 cá nhân trở lên, trừ trường hợp nghề đặc thù hoặc đã đào tạo 1 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu &quo

Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề qua các kỳ Festival nghề truyền thống Huế

Từ những kỳ tổ chức đầu tiên, Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề là một trong những hoạt động chính và là không gian trọng tâm trong Festival nghề truyền thống Huế. Đây là không gian giới thiệu các nghề và làng nghề truyền thống Việt. Tại đây sẽ tổ chức trưng bày và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, đồng thời sẽ tổ chức thêm không gian trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm làng nghề chủ đạo được chọn, cùng với các nghề khác góp phần phục vụ du khách tham quan và mua sắm, trao đổi. Ngay từ mùa Festival nghề truyền thống Huế lần thứ nhất năm 2005 với chủ đề nghề thêu và nón lá, Không gian giới thiệu nghề thêu và nghề chằm nón gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách bằng những phối cảnh nên thơ tại ngôi trường Đồng Khánh xưa (nay là trường THPT Hai Bà Trưng) - ngôi trường có truyền thống dạy và học nữ công gia chánh nổi tiếng của Huế 90 năm trước. Không gian nghề tại Festival nghề truyền thống Huế 2005 (ảnh sưu tầm)           Tại Festival nghề tru

Nguyễn Trần Hiệp - Nghệ nhân quốc gia trẻ nhất Việt Nam

Sau nhiều lần thất bại, anh Nguyễn Trần Hiệp với ấp ủ giấc mơ làm giàu bằng chính nghề truyền thống trên quê hương Từ Sơn (Bắc Ninh) đã thành công và trở thành nghệ nhân Quốc gia trẻ nhất Việt Nam khi mới 37 tuổi. Mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, từ cơ sở sản xuất mỹ nghệ Hiệp Thắng,  Nguyễn Trần Hiệp tiếp tục mở rộng mô hình sản xuất trở thành  HTX đồ gỗ mỹ nghệ Hiệp Thắng, nơi thực sự thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho nhiều hộ dân trên địa bàn. Từ một người thợ nghề phá sản… Năm 2000, sau 8 năm “tầm sư học đạo” từ thầy Nguyễn Kim, một nghệ nhân nổi tiếng ở Bắc Ninh, Nguyễn Trần Hiệp mở cơ sở làm đồ gỗ mỹ nghệ điêu khắc tại gia đình. Khi đó, anh Hiệp đã dùng toàn bộ số vốn tích cóp của gia đình, cùng với tiền vốn vay của Đoàn Thanh niên Tỉnh Bắc Ninh để đầu tư. Do chưa có kinh nghiệm thị trường, hàng của anh làm ra không tiêu thụ được. Nhiều thanh niên cùng thời với anh, cũng ấp ủ giấc mơ làm giàu bằng chính nghề truyền thống trên quê hương, nhưng đều đã phải bỏ nghề và mưu sinh bằng ngh

Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ và vinh danh nghệ nhân tiêu biểu ngành TCMN Hà Nội

Sáng 15/8, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ và vinh danh khen thưởng các Nghệ nhân tiêu biểu ngành Thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2018. Tham dự buổi họp báo có sự hiện diện của thành viên Ban tổ chức cuộc thi; đại diện một số quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội; đại diện của các Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ đến từ các trường Đại học, Viện nghiên cứu… Đại diện Ban tổ chức cuộc thi Cuộc thi nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát huy những ý tưởng sang tạo trong thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ; đồng thời tập hợp trí tuệ, ý kiến đóng góp của một số chuyên gia thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nuớc để tạo ra những sản phẩm có tính mới, tính sáng tạo, có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật cao phù hợp với thị hiếu khách hàng. Ông Đào Hồng Thái, Phó Giám đốc TT Khuyến công và TVPTCN Hà Nội phát biểu tại buổi Họp báo Ban tổ chức cho biết, thông qua cuộc thi tạo ra từ 250-300 mẫu sản phẩm thủ công mỹ ng

Nghệ nhân tiêu biểu làng gốm Bàu Trúc

Gặp lại nghệ nhân Đàng Xem (ảnh) ở làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, Ninh Phước) vào những ngày đầu năm mới 2018, anh phấn khởi chia sẻ niềm vui vừa được Ban Dân tộc tỉnh mời ra Thủ đô Hà Nội dự Lễ Tuyên dương người có uy tín, nhân sỹ trí thức, doanh nhân tiêu biểu dân tộc thiểu số toàn quốc năm 2017. Hạnh phúc lớn nhất của anh là lần đầu tiên được vào Lăng viếng Bác Hồ, được gặp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, được giao lưu cùng các đại biểu trong cả nước. Hai kỷ vật quan trọng được nghệ nhân Đàng Xem mang từ Thủ đô Hà Nội về làng gốm Bàu Trúc là bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do Ban tổ chức Lễ Tuyên dương tặng cho các đại biểu và Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Trao đổi với nghệ nhân Đàng Xem, chúng tôi được biết tuy sinh trưởng ở làng Bàu Trúc nhưng anh chính thức gắn bó với nghề gốm mỹ nghệ từ năm 1999 đến nay. Bàn tay tài hoa của nghệ nhân Đàn

Sóc Trăng có 7 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú".

Nghệ nhân là người chuyên làm nghề thủ công mỹ nghệ hoặc nghệ thuật biểu diễn. Việc công nhận danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" đã khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự trân trọng, gìn giữ tinh hoa văn hóa của dân tộc, góp phần tôn vinh, khích lệ các nghệ nhân có những cống hiến nhiều hơn nữa trong công tác bảo tồn, truyền dạy những di sản văn hóa phi vật thể tại cộng đồng. Ông Sơn Kinh nghệ nhân "Điêu khắc gỗ". Thực hiện Quyết định số 2508/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) về việc ban hành Kế hoạch xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" (NNƯT) trong lĩnh di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Nhất - năm 2015. Ngay từ đầu năm 2015, Sở VHTT&DL Sóc Trăng thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu NNƯT; Hội đồng đã tổ chức cuộc họp dân nơi cư trú lấy ý kiến đóng góp cho 7 nghệ nhân trong tỉnh và hoàn tất hồ sơ gởi về Bộ VHTTDL. Ngày 13/11/2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Quyết định số 2533/QĐ-CTN về việc phong tặng da

Độc đáo mô hình mỹ nghệ từ gỗ tái chế

Làng nghề gỗ mỹ nghệ xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai gần 40 năm qua là nơi nổi tiếng tái chế những mảnh gỗ vụn để tạo nên những mô hình gỗ mỹ nghệ độc đáo, mặt hàng xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới những năm gần đây. Xuất hiện từ hơn nửa thế kỷ qua, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống ở xã Bình Minh bắt nguồn từ các làng nghề mộc truyền thống của miền Bắc do người dân di cư mang theo. Đó là những làng nghề nổi tiếng như Đồng Kỵ (Bắc Ninh), La Xuyên (Nam Định)... Tuy vậy, tái chế những mảnh gỗ vụn phế thải trở thành đồ mỹ nghệ tinh xảo chỉ bắt đầu từ đầu thập niên 80. Mọi chuyện khởi đầu khi một người thợ mộc tên là Kỳ Vân ở ấp Trà Cổ, xã Bình Minh có cây mít bị chết trong vườn nhà. Vứt đi thấy lãng phí nên ông Vân đã tìm cách dùng gỗ mít để tạo hình một con thuyền có các họa tiết tinh xảo. Con thuyền này được ông Vân mang lên Tp. Hồ Chí Minh bán và được một du khách người Nga rất thích mua đem về nước làm kỷ niệm. Đây được coi là sự khởi đầu cho việc hình thành nghề

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng: Từ Tài năng - Đam mê... đến Thành công!

Chọn cho mình một lối đi riêng vừa khó khăn, vừa mạo hiểm nhưng với tài năng, sự quyết tâm, lòng nhiệt huyết, niềm đam mê anh đã chạm được đỉnh cao vinh quang của sự thành công trong nghề gốm sứ. Người tôi muốn nhắc đến đó là Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng ở số 141, thôn 5, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.    Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng bên Đôi Bảo Bình màu lam Sơn Thủy hữu tình tại Cơ sở gốm sứ Thành Đạt. Niềm đam mê cháy bỏng... Sinh ra và lớn lên bên dòng sông Hồng thơ mộng của một huyện ngoại thành Gia Lâm, Hà Nội, tuổi thơ của anh trôi đi êm đềm như bao chàng trai, cô gái khác trong làng. Rời cây bút, cầm cây súng, anh lên đường nhập ngũ vào môi trường quân đội năm 1986, đến năm 1989, anh hoàn thành nghĩa vụ trở về quê hương. Anh đã chọn con đường đi vất vả cho cuộc đời mình - con đường mà các cụ xưa thường nói “Nhất thổ - Nhì mộc”. Anh tham gia vào Hợp tác xã Dịch vụ Thương mại Gốm sứ của huyện Gia Lâm. Sau hơn một năm làm việc ở đây anh vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, với niềm đ

Nghệ nhân có “đôi bàn tay vàng”

Đó là chị Nguyễn Thị Hữu Hạnh (Giám đốc Công ty TNHH Mỹ nghệ và Mỹ thuật ứng dụng Hũu Hạnh - Đà Lạt), một trong 84 doanh nhân trong cả nước được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Đây là thành quả hơn 30 năm lao động sáng tạo đóng góp tích cực cho ngành thêu của Đà Lạt. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ và tặng ảnh Bác Hồ cho nghệ nhân Hữu Hạnh năm 2014 Tình yêu từ đường kim, mũi chỉ Dù đã 57 tuổi, song, sự thông minh, nhanh nhẹn, nét duyên dáng của người phụ nữ Đà Lạt Nguyễn Thị Hữu Hạnh vẫn nguyên vẹn trong phong thái của chị. Như bao thiếu nữ Đà Lạt ham thích thêu thùa, may vá, với Hữu Hạnh còn là sự phát xuất từ năng khiếu bẩm sinh và niềm đam mê nghề thêu như mối duyên tiền định. Từ lúc 12-15 tuổi, Hữu Hạnh đã cùng mẹ bôn ba kiếm sống bằng đường kim, mũi chỉ như về TP.HCM thêu áo dài cho các hiệu thêu trên đường Đồng Khởi; rồi về Đà Lạt thêu phù hiệu, logo, gối cưới, áo dài, chân dung… cho khách hàng kiếm sống. Chính những năm tháng vật lộn mưu sinh ấy đã