Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2020

Nghệ thuật bonsai phố cổ - nét đẹp Hà Nội xưa và nay

Trưng bày "Nghệ thuật bonsai phố cổ - nét đẹp Hà Nội xưa và nay" lần thứ 2 là minh chứng cho văn hóa đặc sắc lâu đời của cha ông, cũng như thể hiện tinh thần tiếp thu học hỏi, tôn vinh văn hóa đương đại và đưa nghệ thuật cây cảnh Việt Nam tới đông đảo giới nghệ thuật bonsai trên thế giới. Hà Nội đề nghị công bố dịch Covid-19 Hà Nội công khai, minh bạch toàn bộ thông tin về dịch bệnh Hà Nội: Ngày 8/3, hàng hóa đầy ắp, không còn cảnh chen mua tích trữ Triển lãm trưng bày 30 tác phẩm bonsai từ các loại cây như nguyệt quế, tường vi, tùng la hán, hoa sữa... được giới cây cảnh đánh giá cao, hội tủ đầy đủ tiêu chí “Cổ kỳ mỹ văn”. Nhiều tác phẩm được ghi nhận là tuyệt tác có tuổi đời nhiều năm lịch sử, có những tác phẩm đã từng đoạt giải trong nước và tầm châu lục như tác phẩm “Sanh dáng làng”... Nghệ thuật bonsai phố cổ là dịp đưa thiên nhiên thu nhỏ vào các tác phẩm nghệ thuật. Triển lãm diễn ra từ nay đến hết ngày 15/3 tại ngôi nhà di sản, 87 Mã Mây, Hà Nội.

Cuối tuần tìm đến một nơi có gốm

PNO - Những sản phẩm gốm trưng trong Vườn, cho ta thấy rõ nhất những kỳ công và tình yêu mà những nghệ nhân nơi đây đã đặc biệt dành riêng cho gốm. Công thức bánh mì thanh long đang gây sốt Tôi lạc vào đó, một nơi vẫn còn lưu giữ hồn gốm mộc mạc bình dị của nghề gốm mỹ nghệ Nam Bộ - một hôm lang thang kiếm tìm lại những bộ chén đĩa với những mẫu hoa văn vẽ hoa vẽ lá, vẽ cá vẽ gà…thuần chất Lái Thiêu xưa. Nơi hiếm hoi còn sản xuất những bộ chén đĩa thuần chất Lái Thiêu xưa. Cách cầu Bình Triệu chừng hơn 15 phút đi xe máy, Vườn Nhà Gốm thong dong đón chào khách đến tham quan với vô vàn những sản phẩm mang hồn gốm của xứ gốm Bình Dương. Ống đũa con gà - một trong những sản phẩm gốm đặc trưng Lái Thiêu. Bình Dương vốn nổi tiếng với nghề gốm sứ lâu đời. Bao nhiêu lò gốm đã từng hiện diện khắp Lái Thiêu, cũng là bộ mặt đại diện cho gốm Bình Dương, từng được khắp nơi biết đến với dòng gốm đặc trưng Nam Bộ. Các đây chừng hai mươi năm, nếu có dịp đi

Khởi công xây dựng Khu bến cảng Mỹ Thủy

Ngày 27/2, tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Công ty cổ phần Liên doanh cảng Quốc tế Mỹ Thủy phối hợp với UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu bến cảng Mỹ Thủy. Đến dự lễ có đồng chí Nguyễn Văn Hùng, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Hoàng Đức Thắng, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; đồng chí Hà Sỹ Đồng; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Quân Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng với các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đơn vị, địa phương liên quan. Khởi công xây dựng Khu bến cảng Mỹ Thủy Dự án đầu tư xây dựng Khu bến cảng Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị do Công ty cổ phần Liên doanh cảng Quốc tế Mỹ Thủy làm chủ đầu tư được Thủ tướng phê duyệt năm 2019. Mục tiêu của dự án nhằm đầu tư xây dựng và kinh doanh khu bến cảng chuyên dùng đảm bảo tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 tấn phục vụ chủ yếu cho các cơ sở công nghiệp trong Khu

Nghệ nhân dân gian Trần Văn Hồng - Người đưa Ví, Giặm lên miền Tây Nghệ An

Lên Đông hiếu, miền tây xứ Nghệ ta luôn gặp những câu hát giặm vang vọng từng ngày. Quê hương mình thay đổi Nhà cao tầng khang trang Khắp đây đó xóm làng Đường thênh thang rộng mở Mà tương lai càng ơ ờ rộng mở… Người hát dân ca hay nhất vùng đất này chính là Nghệ nhân ưu tú Trần Văn Hồng ở xóm Hưng Mỹ - Đông Hiếu - Nghĩa Đàn. Một lần tìm đến nhà anh, chúng tôi có đặt câu hỏi về sự đam mê dân ca xứ Nghệ của anh. Anh nói: Dân ca Xứ Nghệ có giai điệu trầm bổng, ca từ tinh tế, cuốn hút lòng người. Năm 1961, Bác Hồ về thăm nông trường Đông Hiếu. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử trọng đại đó, anh đã sáng tác những khúc hát theo làn điệu dân ca xứ Nghệ, “ tự biên, tự diễn” trong các buổi sinh hoạt văn nghệ của nông trường. Từ đó, anh trở thành người sáng tác và biểu diễn các điệu hát dân ca xứ Nghệ một cách rất tự nhiên. Chân dung nghệ nhân Trần Văn Hồng NNƯT Trần Văn Hồng sinh năm 1972, hiện đang sinh sống tại Xóm Đông Mỹ- TX Thái Hòa - Nghĩa Đàn. Quê anh ở Xã Liên Sơn - Đô Lươn

Lần đầu tiên Triển lãm mỹ thuật Việt Nam có nghệ sỹ Việt kiều tham dự

Cục trưởng Vi Kiến Thành cho biết việc mở rộng đối tượng tham dự Triển lãm mỹ thuật Việt Nam 2020 nhằm ghi nhận đầy đủ hơn những thành tựu của các nghệ sỹ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình. Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết Triển lãm mỹ thuật Việt Nam 2020 sẽ diễn ra với nhiều điểm mới. Theo đó, lần đầu tiên, bên cạnh các tác giả là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, đang sinh sống ở trong nước, triển lãm có sự tham gia của các họa sỹ, nhà điêu khắc là Việt kiều ở nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực tạo hình. “Việc mở rộng đối tượng tham dự nhằm ghi nhận đầy đủ, toàn diện hơn những thành tựu của mỹ thuật Việt Nam. Điều này cũng góp phần giúp công chúng có cơ hội tiếp cận, thưởng thức nhiều tác phẩm có giá trị; thúc đẩy sự giao lưu, học hỏi giữa các nghệ sỹ và sự phát triển của thị trường mỹ thuật Việt Nam,” ông Vi Kiến Thành cho hay. [Nguyễn Phan Chánh - Người xây nền cho tranh lụa Việt Na

Ông Phạm Thạnh Trị làm Chủ tịch Hội sinh vật cảnh nhiệm kỳ 2019-2024

(CMO) Ngày 29/2 Hội sinh vật cảnh tỉnh Cà Mau tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2019 – 2024. Hội sinh vật cảnh tỉnh Cà Mau  có 10 chi hội và 18 câu lạc bộ sinh hoạt gồm nhiều loài sinh vật cảnh. Từ năm 2014 đến nay, Hội sinh vật cảnh tỉnh đã phát triển mới thêm 1.276 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 1.963 người. Trong đó, có 930 hội viên được học cơ sở cấp sinh vật cảnh và 10 hội viên được học sinh vật cảnh nâng cao, 2 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu cấp Quốc gia chuyên ngành bonsai. Ban Chấp hành Hội sinh vật cảnh tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2019 - 2024 Trong nhiệm kỳ qua, Hội sinh vật cảnh đã vinh danh và công nhận 76 nghệ nhân cấp tỉnh với nhiều loại hình cá cảnh, chim cảnh, xương rồng, cây khô mỹ thuật, cổ vật, tiểu cảnh non bộ, thiết kế hoa viên... Ngoài ra còn có nhiều người dân trong tỉnh yêu thích tham gia trồng sinh vật cảnh, ước tính toàn tỉnh có khoảng 66 nhà vườn với diện tích gần 40 ha và 5 ngàn lao động. Hội viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm nghệ

Hà Nội đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch làng nghề

Ngày 2/3, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức họp bàn với nghệ nhân các làng nghề về phối hợp thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề nhằm giới thiệu đến du khách giá trị văn hóa Hà Nội và dần khẳng định vị thế của hàng lưu niệm Việt Nam. Hà Nội công nhận thêm 02 điểm du lịch làng nghề Bát Tràng xứng đáng là điểm du lịch làng nghề tiêu biểu ở Thủ đô Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Liên hoan Du lịch Làng nghề Hà Nội Hà Nội hiện có khoảng 1.350 làng nghề, trong đó, hơn 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu. Nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút sự quan tâm của khách du lịch như: Lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), thêu Quất Động, sơn mài Hạ Thái, lược sừng Thụy Ứng (huyện Thường Tín), khảm trai Chuôn Ngọ (huyện Phú Xuyên)… Khách xem trưng bày sản phẩm làng nghề sơn mài Hạ Thái Theo Sở Du lịch Hà Nội, sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch trên địa bàn Hà Nội chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc và nguồn cung này b

Đá vô tri biến hoá ngoạn mục thành sản phẩm nghệ thuật qua tay người thợ

Đến với nghề từ cái duyên, nhưng để “trụ” với   nghề   rất cần sự cần mẫn, chịu khó. Để tạo ra được những tác phẩm nghệ thuật, người làm nghề phải cặm cụi đục, đẽo “bốp bốp, chát chát” trước đá. Tiếng ồn và bụi trắng từ tiếng kêu “lẹt xẹt” của chiếc máy tiện đá phủ kín khuôn mặt, đầu tóc và cả đôi bàn tay chai sạn của họ. Dưới trời nắng gắt, những người thợ ở một xưởng đá mỹ nghệ (Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn đang miệt mài với công việc. Những thợ tạc tượng đá đến với nghề bằng nhiều lý do nhưng đặc điểm chung dễ thấy ở họ là sự cần mẫn, tỉ mỉ. Để tạo ra từng pho tượng mang tính nghệ thuật, người làm nghề phải cặm cụi đục, đẽo, chịu đựng những âm thanh đến nhức óc từ máy tiện và bụi trắng phủ kín mặt, đầu, tóc và cả đôi tay chai sạn của họ. Khâu vẽ tạo ra tác phẩm bằng bút sáp cũng cực kỳ quan trọng. Đây cũng là khâu quyết định “linh hồn” cho một sản phẩm nên hầu hết những người thợ cả có kinh nghiệm mới được làm”. Nguyên liệu chính được nhập là các loại đá quý Nghệ An,