Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề qua các kỳ Festival nghề truyền thống Huế

Từ những kỳ tổ chức đầu tiên, Không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề là không gian trọng tâm. Đây là không gian giới thiệu các nghề và làng nghề truyền thống Việt. Tại đây sẽ tổ chức trưng bày, bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, đồng thời sẽ tổ chức thêm thao diễn và giới thiệu các sản phẩm làng nghề chủ đạo được chọn, cùng với các nghề khác góp phần phục vụ du khách tham quan và mua sắm, trao đổi.     Ngay từ mùa Festival nghề truyền thống Huế lần thứ nhất năm 2005 với chủ đề nghề thêu và nón lá, Không gian giới thiệu nghề thêu và nghề chằm nón gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách bằng những phối cảnh nên thơ tại ngôi trường Đồng Khánh xưa (nay là trường THPT Hai Bà Trưng) - ngôi trường có truyền thống dạy và học nữ công gia chánh nổi tiếng của Huế 90 năm trước.     Tại Festival nghề truyền thống Huế lần thứ II năm 2007 với chủ đề “320 năm Phú Xuân Huế, nghề truyền thống - Bản sắc và phát triển” tôn vinh ba nghề đúc đồng, kim hoàn và chạm khắc, tại trường TH

Gặp nghệ nhân biến gáo dừa thành tác phẩm nghệ thuật

VTV.vn - Được mệnh danh là “phù thủy” gáo dừa, ông Nguyễn Văn Tiếu, ở TP Nha Trang, là người duy nhất tại tỉnh Khánh Hòa chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ những trái dừa khô. Những chiếc gáo dừa vô tri tưởng chừng như như bị bỏ đi nhưng dưới bàn tay biến hóa của ông Nguyễn Văn Tiếu, nghệ nhân 86 tuổi ở phường Vạn Thắng, thành phố Nha Trang, chúng đã trở thành những sản phẩm mỹ nghệ hết sức độc đáo.  Việc làm ra một sản phẩm là cả một quá trình rất công phu. Cái khó là từ một quả dừa, sọ dừa thô, người làm phải nhìn rồi định hình từng chi tiết xem phù hợp với vật gì, con gì trước khi làm, sau đó vẽ và thực hiện. Công việc đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, kiên nhẫn và tỉ mỉ đến từng chi tiết. Để làm ra được một sản phẩm, ông Tiếu phải mất ít nhất một ngày. Hiện nay, những sản phẩm của ông Nguyễn Văn Tiếu được du khách đến tận nơi tìm mua và mang đi nước ngoài.  

Nghệ nhân có 7 đời theo rối nước được mời đi Mỹ trình diễn

Không phải một chuyến đi quảng bá văn hóa rình rang do nhà nước tổ chức, nghệ sỹ múa rối nước Phan Thanh Liêm được mời đích danh trình diễn nghệ thuật truyền thống này tại Mỹ. Rối nước Phan Thanh Liêm là mô hình thu nhỏ thành công trải qua 16 năm phát triển Nghệ sỹ múa rối nước Phan Thanh Liêm và độc chiêu 3Đ Chuyến đi lưu diễn nhân ngày Nghệ thuật gỗ thế giới 21/3. Lời mời đến từ Hội văn hóa Gỗ quốc tế nhân ngày kỷ niệm hàng năm. Ngày này được tổ chức để nhắc nhở mọi người về giá trị đích thực mà gỗ là một vật liệu thân thiện với môi trường. BTC cũng mời nhà điêu khắc Phan Văn Hùng, em trai nghệ sỹ Phan Thanh Liêm trình diễn một số tác phẩm điêu khắc. Phan Văn Hùng hiện là giảng viên ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. “Ngoài các trò truyền thống, trong chuyến đi này tôi mang trò văn hóa giao thông. Khi biểu diễn cho nhiều đoàn khách nước ngoài tại nhà tôi, họ đều rất thích”, anh Liêm nói. Khó khăn nhất là vận chuyển đạo cụ khi ra nước ngoài nên nên quảng bá nghệ thuật múa

Ngỡ ngàng "nghệ nhân" 1 tay, làm giàu từ những gốc tre sần sùi vứt bỏ

Không may mắn như người bình thường khi chỉ có một cánh tay, song ông Phan Văn Chánh (Quảng Nam) lại có thể chế tác những gốc tre sần sùi, bỏ đi thành những món đồ gia dụng đắt tiền. Để ý tưởng “độc, lạ” này thành hiện thực, ông đã kiên trì và nỗ lực không ngừng để mày mò ra các mẫu vật dụng mới. Ngã rẽ cuộc đời 30 năm trước Sau chuỗi ngày mưa gió giữa tháng 10, ngôi nhà bên dòng sông Thu Bồn ở thôn Hanh Đông, xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam lại vang lên tiếng đục đẽo quen thuộc của ông Phan Văn Chánh (56 tuổi). Nhắc đến “nghệ nhân làng” này, người dân thôn Hanh Đông luôn dành cho ông Chánh một sự thán phục về ý chí, nghị lực vượt lên số phận để làm giàu và vươn lên trong cuộc sống. Đã có lúc ông Chánh tuyệt vọng vì chỉ còn một tay (Ảnh: S.T) Ông Chánh tâm sự, hơn 30 năm trước, gia đình ông rất nghèo khổ. Sau khi lập gia đình, dù ông có làm bao nhiêu cũng không đủ ăn. “Thời đó ai kêu gì thì tôi làm nấy, miễn sao có tiền nuôi

72 nghệ nhân, tổ chức được "Vinh danh trí tuệ bàn tay vàng - Tự hào thương hiệu Việt Nam"

Sáng ngày 26/11, Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phối hợp cùng Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam tổ chức chương trình "Vinh danh trí tuệ bàn tay vàng - Tự hào thương hiệu Việt Nam" lần thứ IV. Đây là chương trình thường niên nhằm tôn vinh thương hiệu Việt, đồng thời cũng là chương trình uy tín nhất của Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam. Tham dự buổi lễ có TS.  Nguyễn Tiến Dĩnh  - Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, P. Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông  Trần Chiến Thắng  - Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội Công Nghiệp ghi âm Việt Nam; TS.  Thang Văn Phúc  - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hội Kỷ lục gia Việt Nam; TS.  Lê Ngọc Dũng  -  Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam; Nghệ nhân nhân dân  Quách Văn Hiểu  – Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Hội Ngh

Nghệ nhân giữ lửa nghề mộc truyền thống xứ Quảng

Làng mộc Kim Bồng từ lâu trở thành thương hiệu nổi tiếng đi cùng với phố cổ Hội An (Quảng Nam). Hơn 600 năm tuổi với nhiều thăng trầm, những truyền nhân của làng đã nỗ lực để nghề không bị mai một. Và một trong những người đóng góp nỗ lực để làm nên tên tuổi Mộc Kim Bồng ngày nay phải kể đến doanh nhân, nghệ nhân Huỳnh Sướng (53 tuổi). Ông Huỳnh Sướng sáng tạo các sản phẩm để đa dạng mẫu mã trong kinh doanh. Thăng trầm nghề mộc Làng mộc Kim Bồng toạ lạc ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển, thuộc xã Cẩm Kim. Mất một lúc ngồi nghe sóng vỗ mạn thuyền, làng mộc Kim Bồng hiện ra trước mắt với tiếng búa đục lách cách vọng ra sau rặng tre làng thật yên bình. Mộc Kim Bồng ghi dấu nhiều công trình nghệ thuật và những giá trị văn hoá đặc sắc còn lưu lại đến ngay nay, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế ghé tới thăm. Không khó để tìm nhà ông Huỳnh Sướng, truyền nhân đời thứ 13 của họ Huỳnh ở làng Kim Bồng. Ông lập Công ty, gắn biển giới thiệu, vạ

Nghệ nhân tâm huyết với nghề mây tre đan truyền thống

Hơn 40 năm làm nghề và dành trọn tâm huyết cho việc giữ gìn và phát triển nghề thủ công mây tre đan truyền thống của cha ông - người nghệ nhân của làng nghề Phú Vinh - Nguyễn Văn Tĩnh đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Ông là một trong các nghệ nhân mây tre đan của Hà Nội đầu tiên được phong tặng danh hiệu cao quý này. Căn nhà giản dị của gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh nằm trong một con ngõ nhỏ giữa làng nghề Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội. Trên diện tích chưa đầy 200m2  ấy vừa là nơi sinh sống của cả gia đình, vừa là xưởng sản xuất của công ty TNHH Việt Quang. Công ty được ông và con trai nghệ nhân trẻ Nguyễn Phương Quang thành lập với gần 20 lao động làm việc thường xuyên. Cũng tại nơi đây, nhiều sản phẩm, mẫu mã mây tre đan được gia đình nghệ nhân Tĩnh lưu giữ, trưng bày, giới hiệu tới du khách gần xa. Căn nhà để vừa đủ lối đi, còn lại chỗ nào cũng là nơi để sản phẩm mây tre đan, khiến chúng tôi tự hỏi không biết