Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam 2018: Tôn vinh người giữ "hồn" nghề truyền thống

Ngày 4/1/2019, tại Hà Nội, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ VIII năm 2018. Trong đó, chỉ tính riêng làng Bát Tràng đã có 31 nghệ nhân trên tổng số 175 nghệ nhân được xét tặng. Đây là hoạt động thiết thực để ghi nhận, biểu dương và tôn vinh công lao đóng góp của các  Nghệ nhân  đã và đang cống hiến tài năng, sức lực cho việc khôi phục, duy trì, sáng tạo và phát triển nghề thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống Việt Nam.  Tham gia Chương trình phong tặng lần thứ VIII năm 2018, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã nhận được hơn 300 hồ sơ xét tặng cho 7 danh hiệu: Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống, Nghệ nhân làng nghề Việt Nam, Nghệ nhân  văn hóa  nghệ thuật ẩm thực, Đơn vị kinh tế làng nghề tiêu biểu,  Sản phẩm  thủ công mỹ nghệ tiêu biểu, Thợ giỏi làng nghề và 6 đơn vị làng nghề, nghệ nhân đạt danh hiệu Kỷ lục gia Việt Nam. Các tiêu chí đánh giá được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cập nhật và bổ sung không chỉ dừng lại ở

Nghệ nhân Bùi Văn Thu: Khởi nghiệp từ lòng yêu nghề

Về thôn An Thọ, hỏi nghệ nhân Bùi Văn Thu ai cũng nhiệt tình chỉ đến nơi. Với đầu óc thông minh, đôi bàn tay khéo léo, và trí tưởng tượng phong phú, chàng trai trẻ Bùi Văn Thu (41 tuổi) và xưởng điêu khắc mộc mỹ nghệ Vân Long tại thôn An Thọ, xã Tam An, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) đã tạo ra những sản phẩm gỗ độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao, từng bước có chỗ đứng trên thị trường… Trò chuyện với chúng tôi, anh Bùi Văn Thu cho biết: Bản thân sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhà có bốn anh em và tôi là con thứ ba trong gia đình. Năm 1997, tôi thi đỗ vào lớp 10 nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, nên tôi không theo học nữa mà quyết định ra Hội An (Quảng Nam) để học hỏi, tìm hiểu về nghề mộc Kim Bồng ở nghệ nhân Huỳnh Ry. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình chỉ là một phần, quyết định đi theo nghề này là bởi từ nhỏ tôi đã rất đam mê về kiến trúc và kèm theo đó bản thân cũng có chút năng khiếu về hội họa, điều đó càng thôi thúc tôi phải cố gắng phấn đấu để trở thành một thợ mỹ

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Trần Hiệp - Tấm gương từ sự vượt khó

Đi lên từ hai bàn tay trắng, nhưng với tài năng, niềm đam mê và nhiệt huyết với điêu khắc, cùng với ý chí và nghị lực của tuổi trẻ, sau 8 năm "tầm sư học đạo" và hơn 10 năm tạo nghiệp, đến nay, anh Nguyễn Trần Hiệp ở thôn Trịnh Xá, phường Châu Khê (Từ Sơn - Bắc Ninh) đã trở thành nhà điêu khắc có tiếng, làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Vừa qua, anh vinh dự được Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân quốc gia khi mới 37 tuổi. TS. Lê Ngọc Dũng, Chủ tịch Hội mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam kết nạp hội viên Nguyễn Trần Hiệp. Nghệ nhân quốc gia được sinh ra và lớn lên trên vùng quê có nghề sản xuất sắt thép truyền thống cùng nhiều tinh hoa của vùng đất Kinh Bắc. Ngay từ nhỏ, niềm đam mê hội họa, điêu khắc đã ăn sâu vào cậu bé Hiệp. Tốt nghiệp cấp 3, thi đỗ vào trường Cao đẳng Nhạc họa Trung ương, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Hiệp quyết định ở lại quê hương học nghề chạm khắc gỗ để phụ giúp gia đình. Sau hơn 8 năm “tầm sư họ

Phường Đúc ở Huế: Tạo thương hiệu nhờ bàn tay các nghệ nhân

Nghề đúc đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở nước ta. Nghề đúc đồng truyền thống ở Huế hay được gọi là Phường Đúc ra đời từ thời Chúa Nguyễn. Nối nghiệp nhau, các nghệ nhân cho đến nay đều có những sản phẩm tạo ra dấu ấn riêng cho nghề đúc đồng tại Cố đô. Tượng "Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay" của nghệ nhân Nguyễn Văn Viện thể hiện sự tài hoa và khéo léo Nghề đúc đồng là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam. Ở Huế, làng Đúc nằm ở ven bờ nam sông Hương, đoạn từ cầu Giã Viên lên phía Long Thọ nằm trên địa bàn phường Phường Đúc và một phần của phường Thủy Xuân (thôn Hạ 2 và thôn Thượng 4). Để tạo nên thương hiệu Phường Đúc xứ Huế, con người chính là nền tảng quan trọng nhất, mỗi nghệ nhân đúc đồng đều có những kỹ năng, kỹ xảo riêng để tạo nên đặc trưng sản phẩm của mình. Các nghệ nhân hiện nay ở phường Phường Đúc và phường Thủy Xuân cũng rất tài hoa và khéo léo không kém gì ông cha đã cho thấy sự

Nghệ nhân trẻ say nghề điêu khắc đá đất Cố đô

Không sinh ra và lớn lên ở Ninh Bình, nhưng nghệ nhân Bùi Công Việt, sinh năm 1980, quê huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam lại có cơ duyên gắn bó, lập nghiệp và bước đầu thành công tại vùng đất Cố đô Hoa Lư. Nghệ nhân Bùi Công Việt bên tác phẩm điêu khắc. Nghệ nhân Bùi Công Việt cho biết: Cách đây đúng tròn 10 năm, đó là đầu năm 2009, anh từ Quảng Nam ra Ninh Bình tìm việc, khi được biết tại đây đang xây dựng quần thể chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Việt Nam và Đông Nam á. “Mặc dù cũng đã là thợ điêu khắc đá tại Quảng Nam, nhưng lúc ấy ra Ninh Bình, tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản là đi để học hỏi thêm kinh nghiệm, cho biết đây biết đó, bởi Ninh Bình có làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân (Hoa Lư) vốn đã nổi tiếng hàng trăm năm nay. Thế mà, không hiểu cái duyên thế nào, tôi lại lập nghiệp tại Ninh Bình và gắn bó cho đến hôm nay...” Anh Việt chia sẻ thêm. Ra đến Ninh Bình, tìm đến chùa Bái Đính khi tại đây đang khẩn trương thi công các hạng mục quan trọng của công trình. Trong đó, Bùi Côn

Nghệ nhân Nhật Bản chia sẻ lợi ích ít ai ngờ về trạng thái tinh thần khi làm gốm

Nghệ thuật làm gốm, quá trình ấy có tác dụng điều trị cực kỳ hiệu quả. Nó có thể làm bạn dịu lại, khiến tâm trí và cơ thể phải hiệp đồng cùng nhau, bởi công việc này đòi hỏi một sự tập trung cao độ để khơi nguồn sáng tạo của bạn. Đây là những điều kiện hoàn hảo để đạt được trạng thái “thả lỏng”, được nhiều nhà tâm lý học coi là một trong những trạng thái dễ chịu nhất. Dưới đây, chúng ta có thể chiêm ngưỡng công việc của một trong những thợ gốm giỏi nhất. Được công nhận là “nghệ nhân thủ công mỹ nghệ truyền thống” – ông Shimizi Genji (Hokujo) trong xưởng của mình ở Tokoname đã tạo ra những ấm trà Tokoname nổi tiếng. Nhìn vào qui trình sản xuất này, bạn cũng cảm thấy một sự an hòa, thư thái toát ra. Làm gốm là một hoạt động thực sự bổ ích và có tác dụng thư giãn tinh thần: Nó đòi hỏi một nỗ lực sáng tạo: Nó mang đến cho bạn một không gian và hoàn cảnh độc đáo để thể hiện chính mình, để có thể gửi gắm tất cả vào trong sản phẩm, điều đó làm nên khả năng điều trị cực kỳ hiệu quả củ

Nghệ nhân Nguyễn Quang: Người thổi hồn cho gỗ

Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều con người chúng ta phải kính phục và học hỏi bởi nghị lực phi thường, sự cần mẫn chịu thương, chịu khó vượt qua mọi khó khăn để đến bước đường thành công. Và nghệ nhân Nguyễn Quang là một trong số đó với tài năng "thổi hồn cho gỗ". Nguyễn Quang sinh năm 1972 tại Thái Bình. Tuổi thơ hồn nhiên và vô tư của anh không biết đó là “tài” hay là “tật” mà ngay từ nhỏ Nguyễn Quang đã có năng khiếu về nghệ thuật. Mới học chưa hết cấp 2,  gia đình  gặp khó khăn anh phải nghỉ học tìm nhiều  việc làm  linh tinh nơi quê nhà phụ giúp cho mẹ để nuôi em. Chàng trai trẻ này đã lặng lẽ và ngậm ngùi ra đi đúng vào mùa phượng đỏ tàn rơi và trong những tiếng ve nức nở kêu than của mùa hè. Năm 1993 Nguyễn Quang ra đi với một quyết tâm phải thành danh chứ nhất định không chịu quay lại “điểm xuất phát ban đầu”. Nhưng đi đâu, ở đâu và làm gì để kiếm sống thì Nguyễn Quang chưa rõ, Quang chỉ chặng đường mình sắp đi là Sài Gòn. Phút suy tư để hình thàn