Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2020

Những bộ bàn ghế "siêu khủng" đại gia Việt xem như "báu vật", cất kho 30 năm không bán

  Không chỉ sở hữu khối tài sản "khủng", những đại gia Việt này còn vung tiền sắm những bộ bàn ghế độc, lạ khiến người xem phải trầm trồ. Sự kiện:  Đắt - Độc - Lạ     Đại gia Thanh Hóa sở hữu bộ bàn ghế 27 tỷ đồng Tháng 12/2019, tại cuộc triển lãm diễn ra ở Thanh Hóa, một đại gia đã bộ bàn ghế bằng gỗ mun đen gây choáng ngợp cho giới chơi đồ gỗ và những người đến chiêm ngưỡng.  Bộ bàn ghế "khủng" 27 tỷ của đại gia Thanh Hóa Được biết, bộ bàn ghế "siêu khủng" này của một đại gia Thanh Hóa, anh mang đến triển lãm để trưng bày chứ không bán. Chủ nhân tiết lộ nó được làm hoàn toàn bằng gỗ thạch mun hàng trăm năm tuổi. Riêng tiền trả công thợ đã lên đến 3,8 tỷ đồng. Còn tổng giá trị của bộ bàn ghế này là 27 tỷ đồng.  Đoản dài của bộ bàn ghế dài khoảng 5m, các chi tiết từ bàn, ghế đơn, đôn,... được chạm khắc tinh tế, hoa văn vô cùng tinh xảo. Bốn ghế đơn cũng được khắc hình những con rồng uốn lượn rất đẹp mắt, ở giữa ghế điêu khắc một bức tranh điển tích. Tất cả

Bộ cúp "gỗ quý" ấn tượng tại giải golf Yen Dung Golf Championship 2020

 (GolfViet) - Tác giả của bộ cúp, nghệ nhân điêu khắc có tiếng ở Bắc Ninh phải mất gần 2 tháng để hoàn thành xong tác phẩm được làm thủ công 100% cho giải đấu ngày 23/8 tới đây. Các golfer đạt thành tích cao ở mỗi giải đấu luôn nhận được những chiếc cúp, biểu trưng không cái nào giống cái nào, mang nét đặc trưng và độc đáo của mỗi đơn vị tổ chức. Có những sự kiện, nhà vô địch sẽ được giữ  cúp luân lưu  và trao lại cho golfer đạt giải vào mùa tiếp theo. Tại Yen Dung Golf Championship 2020, giải đấu đánh dấu chặng đường 3 năm đi vào hoạt động của sân golf Yên Dũng, bộ cúp này lại càng đặc biệt. BTC đã lên ý tưởng và đặt hàng từ rất sớm để hoàn thành bộ cúp có một không hai này trước thềm giải Yen Dung Golf Championship 2020 Theo thông tin của BTC, toàn bộ bộ cúp được làm hoàn toàn thủ công từ gỗ quý trong gần 2 tháng bởi đôi tay khéo léo của một nghệ nhân điêu khắc nổi tiếng ở Bắc Ninh. Trong đó, chiếc cúp Best Gross với chi tiết quả bóng golf được dát vàng là độc đáo hơn cả. Bên cạnh bộ

Làng đại gia chuyên buôn đồ gỗ ở Nam Định, lâu đài tráng lệ nằm sát nhau

  Nếu có dịp ghé thăm Nam Định, hãy ghé qua xã Hải Minh để thăm lâu đài Lan Khoa Khuê và nghe người Hải Minh kể chuyện về những lâu đài bạc tỷ và cơ ngơi của những đại gia nơi đây Lâu dài Lan Khoa Khuê nổi tiếng. Cách thành phố Nam Định 24km về phía Đông, xã Hải Minh thuộc địa bàn huyện Hải Hậu, xưa nổi danh là làng nghề gỗ mỹ nghệ, nay nức tiếng là làng đại gia. Hai bên đường vào xã Hải Minh, những ngôi nhà cao tầng, biệt thự, có cả những tòa trông giống như lâu đài, mọc lên san sát. Những ông bà chủ tuổi đời 30-35 tự tin khoe mô hình làm giàu, cơ ngơi hàng chục tỷ.  Cơ ngơi của các đại gia xã Hải Minh. Thu nhập hàng tỷ đồng mỗi tháng Chủ nhân của căn biệt thự 5 tầng trị giá 18 tỷ đồng, bà Sao khẳng định, có được như ngày hôm nay là nhờ nghề gỗ truyền thống của quê hương. Gia đình bà Sao nhập những món hàng từ khắp nơi, trong nước, ngoài nước, rồi về bán lại cho khách có nhu cầu. Khách cũng là khách thập phương, từ người trong huyện, trong tỉnh đến người nước ngoài. Xã Hải Minh nổi ti

Chiêm ngưỡng căn nhà 2600m2 có nội thất độc nhất vô nhị ở ngoại thành Hà Nội

  Nằm ở ngoại thành Hà Nội, ngôi nhà vườn rộng 2.600 m2 của gia đình anh T.K (32 tuổi) nổi bật với kiến trúc bề thế và khoảng sân vườn ngập tràn cây xanh. Anh T.K cho biết, ngôi nhà là tâm huyết cả đời của 2 bố con nên từng chi tiết nhỏ đều được làm thủ công tỉ mỉ. Anh T.K (32 tuổi) là một kỹ sư xây dựng và kinh doanh nội thất ở Hà Nội. Do tính chất công việc, anh đặc biệt dành nhiều thời gian và tâm huyết cho nơi ở của mình, đồng thời cũng là tâm huyết cả đời của bố anh, người đã tự tay xây dựng căn nhà vào năm 1998. Ngày đó, với diện tích 2600 m2 bố anh đã mời kiến trúc sư được học ở Pháp về lên ý tưởng, phác thảo bản thiết kế cho căn nhà. Do điều kiện kính tế hạn chế, gia đình đã dốc toàn bộ số tiền còn lại để xây dựng căn nhà, thời gian kéo dài khoảng 2 năm. Anh T.K cho biết, ngôi nhà khi đó là nhà 3 tầng, 1 tum được xây dựng theo lối cổ truyền, phần sân vườn về cơ bản vẫn còn nguyên sơ. Về sau, để đáp ứng công năng và tiện ích sinh hoạt cho cách thành viên trong gia đình, anh quyế

Phục dựng lại cổng làng Mông Phụ tại bảo tàng nghìn tỷ

  Bảo tàng Hà Nội đang phục dựng lại cổng làng Mông Phụ tại không gian sân vườn.  Ca sĩ Duy Mạnh bị Cục NTBD giám sát sau phát ngôn nhạy cảm Diễm My: Nhan Phúc Vinh sống khép kín không giống như Thanh Sơn Thanh Sơn, Quỳnh Kool lọt đề cử VTV ấn tượng Cổng làng Mông Phụ (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) được được GS. KTS Ejima Akiyoshi phục dựng dựa trên cơ sở các số liệu đo đạc rất công phu. Mô hình tại Bảo tàng Hà Nội được làm bằng loại gỗ quý bách hội của Nhật Bản và gỗ ramin (Đông Nam Á) làm cột tròn với kích thước rộng 90, sâu 60, cao 63, bằng tỷ lệ 1/10 so với kích thước thật. Đặc biệt các cấu kiện của mô hình rất chi tiết và có thể tháo ra, lắp vào phục vụ tập huấn tu bổ, giảng dạy.         Cổng làng Mông Phụ thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Trước đó, một phiên bản khác của cổng làng Mông Phụ cũng đã được Bảo tàng Hà Nội phục dựng lại năm 2014 tại không gian sân vườn. Tháng 3/2017, GS. KTS Ejima Akiyoshi đã trao tặng mô hình cổng làng Mông Phụ này cho Bảo tàng Hà Nội bảo quả

Chuyện lạ trong ngôi nhà gỗ hơn 100 tuổi ở Hà Nam

  Đôi rồng đá nạm ngọc và chiếc lư hương bị đánh cắp nhiều năm. Trước khi lâm chung, người sở hữu 2 cổ vật này dặn con cháu mang trả cho gia đình cụ Nguyễn Khuyến.  Bà mẹ 2 con cải tạo căn nhà hoang thành ngôi nhà cổ tích giữa TP. Huế Ngôi nhà hơn 100 tuổi chứa bảo vật dát vàng ở Hà Nội Về Đồng Tháp nghe thời gian lắng đọng nơi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê Ngôi nhà gỗ của cụ Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) nằm ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (Bình Lục, Hà Nam) được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1991. Hiện, con cháu cụ Nguyễn Khuyến vẫn sinh sống, thờ cúng tổ tiên tại đây. Nhiều năm nay, ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 1941) hậu duệ đời thứ 5 của cụ Tam Nguyên Yên Đổ kiêm luôn vai trò ‘hướng dẫn viên’, kể cho du khách tham quan những câu chuyện liên quan đến ngôi nhà. Ông Tùng - hậu duệ đời thứ 5 của cụ Nguyễn Khuyến. Vật quý vua ban trong yến tiệc Khu nhà cụ Nguyễn Khuyến được dựng theo lối kiến trúc: Ngoài là nhà đại tế, trong là hậu cung.  Nhà đại tế gồm 7 gian, xây gạch, lợp ngói và