Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2021

Hơi thở Đông Dương trong ngôi nhà rộng 100m2

  Ngôi nhà có diện tích 100m2 ở TP Hồ Chí Minh mang nét hoài niệm xưa với phong cách thiết kế từ đầu thế kỷ 20. Phong cách Đông Dương (Indochine) – một loại kiến trúc ra đời từ những thập niên đầu thế kỷ 20. Vài năm trở lại đây, phong cách này ngày càng được ưa chuộng. Với những người hoài cổ như vợ chồng anh Bùi Hiếu (TP.HCM), khi xây nhà, lối thiết kế này là lựa chọn phù hợp. Tủ chè "gia truyền", anh xin của bố mẹ.    Tháng 3/2020, vợ chồng anh Hiếu quyết định mua căn nhà có diện tích khoảng 100m2 ngay thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh). Họ đã sử dụng thiết kế mang hơi hướng Indochine làm chủ đạo, song song đó là đan xen phong cách nội thất thập niên 80 của thế kỷ trước. Anh chia sẻ, phần lớn đồ nội thất xin của bố mẹ, bạn bè và một số mua tại các kho đồ cũ. Những đồ vật tuy cũ nhưng chứa đựng kỷ niệm và tình cảm của mọi người. Sau khi mang về, anh cố gắng sắp xếp đồ vào các góc, đảm bảo tiện sử dụng nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp truyền thống. Tủ chè, bàn ăn… là các món đồ anh

Một cách lưu giữ hồn văn hóa Việt cổ

  QĐND - Trần nhà làm bằng cót, bàn ghế tre nan hoặc gỗ từ 40 năm trước, nhiều cổ vật quý hiếm xếp thành từng hạng mục riêng, đó là không gian tại Cổ Trà Quán ở 99 đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Chủ  quán Cổ Trà Quán, ông Lê Kiên cho biết: “Khách đến quán vừa có thể thưởng trà ngon sạch, vừa thỏa thích đắm chìm trong không gian những món đồ cổ có niên đại từ nửa thế kỷ trước. Quán không ồn ào, tất cả tĩnh lặng cổ xưa đúng như tên của nó”. Ông Lê Kiên giới thiệu cổ vật cho nhân viên của quán.  Sau 10 năm sưu tầm, lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm, ông Lê Kiên luôn ấp ủ khát vọng truyền lại đam mê cho thế hệ trẻ. Những cổ vật này không nhiều về giá trị vật chất, nhưng rất có giá trị về văn hóa lưu truyền. Mỗi vật dụng đều gắn với một giai đoạn, thậm chí một nền văn hóa của một triều đại. Niềm đam mê cổ vật khiến ông Kiên không quản thời gian, công sức và tiền bạc để sưu tầm. Ngoài không gian Cổ Trà Quán, ông Kiên còn dành một phòng rộng hơn 200m 2  tại nhà để

Choáng ngợp với bình hồ lô bằng gỗ, nặng 6 tấn độc nhất Việt Nam

  Dưới bàn tay tài hoa, khéo léo của nhóm nghệ nhân Trần Thu ở Quảng Nam, một bình hồ lô bằng gỗ, nặng 6 tấn đã ra đời khiến nhiều người trầm trồ, thán phục. Thực hư lâu đài phủ gỗ, dát vàng 'từ đầu đến chân' của đại gia Việt 'mệnh Hỏa' đang gây sốt Choáng với ngôi nhà dùng toàn gỗ hương quý hiếm, riêng bộ bàn ghế gỗ Rồng Khay Tứ Linh tốn 800 triệu Ngắm bộ bàn ghế gỗ nu 'Cửu lân quần tụ' nặng 4 tấn, dát vàng, giá 2,8 tỷ cho đại gia Việt Ông Trần Thu (Quảng Nam), trưởng nhóm nghệ nhân làm ra bình hồ lô siêu khổng lồ nặng 6 tấn cho biết, tác phẩm được tạo ra từ 2 khối gỗ nu xá xị (gù hương) nặng 10 tấn. Chia sẻ với phóng viên, ông Trần Thu thông tin, bình hồ lô mà ông thực hiện là linh vật dùng để trấn phong thủy ở khu trang trại rộng 30ha trồng cam, bưởi ở Thanh Hóa, do chính người chủ đặt hàng. Để hoàn thiện tác phẩm, nhóm 4 nghệ nhân thay phiên nhau thực hiện trong vòng 13 tháng với 1058 ngày công. Theo lý giải, tác phẩm có tên là "Hồ lô Việt" là bởi

Bộ dụng cụ dệt bằng gỗ vùng Phú Chánh còn nguyên sau 2.000 năm

  Được chôn theo người đã mất, bộ dụng cụ dệt gỗ quý giá cho thấy vùng đất Bình Dương có thể là một trung tâm dệt xưa. Dựng lại cách dệt của bộ dụng cụ dệt Phú Chánh ẢNH: TRINH NGUYỄN CHỤP MÀN HÌNH Những thanh gỗ nhỏ bí ẩn Đã hơn 20 năm trôi qua kể từ khi PGS-TS Bùi Chí Hoàng và các đồng nghiệp khai quật được bộ dụng cụ dệt ở xã Phú Chánh (H.Tân Uyên, Bình Dương) trong khu vực ruộng nước dọc theo một con suối. Khi đó, chúng chỉ là những thanh gỗ bí ẩn được phát hiện cùng với một  chum gỗ nắp trống đồng  và nhiều mảnh đồ gốm vỡ, sợi vải thô nhỏ. Việc khai quật kéo dài trong 3 năm, từ 1998 - 2001, cho kết quả là hơn 20 thanh gỗ nhỏ. “Lúc mới phát hiện, chúng tôi không thể nhận diện ngay đấy là một bộ dụng cụ dệt gỗ. Sau này, nhờ nghiên cứu, so sánh, chúng tôi mới biết đó là bộ dụng cụ dệt. Chúng tôi cũng tổ chức một hội thảo khoa học nhỏ nhỏ để nhận diện chức năng và giá trị của những hiện vật đó”, PGS-TS Bùi Chí Hoàng nhớ lại. Bộ dụng cụ dệt Phú Chánh gồm 2 dao dệt hình dạng giống nhau,

Quán cà phê giao thoa giữa quá khứ và hiện tại

  Không gian quán bao gồm biệt thự phía trước, một dãy nhà hai tầng mới ở phía sau và một khu vườn mở rộng tầm nhìn. Ranh giới giữa cái cũ và cái mới được luân phiên uyển chuyển từ lối đi, các bức tường gạch xám hay khung cửa sổ, tay vịn ban công... Khổng Chiêm (Theo ArchDaily) Thứ sáu, 26/2/2021, 08:22 (GMT+7) Okkio là một quán cà phê tọa lạc tại một con hẻm nhỏ trên đường Duy Tân, TP HCM. Nó là một nửa của căn biệt thự liền kề thuộc địa Pháp cũ hiếm hoi còn lại trong khu phố.  Okkio có nghĩa là "mắt" trong tiếng Ý. Okkio coi mình như một người quan sát, trong hiện tại, giữa những gì sắp xảy ra và những gì đã qua.    Không gian Okkio bao gồm biệt thự phía trước, một dãy nhà hai tầng mới ở phía sau và một khu vườn.   Tất cả được kết nối với nhau bằng một lối đi khép kín. Cửa kính dọc lối đi phân định tinh tế giữa bên trong và bên ngoài. Chúng hấp thụ, phản xạ cả ánh sáng và môi trường xung quanh. Sàn epoxy màu đỏ thu hút sự chú ý của mọi người từ trước ra sau.   Không gian là