Chuyển đến nội dung chính

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng: Từ Tài năng - Đam mê... đến Thành công!

Chọn cho mình một lối đi riêng vừa khó khăn, vừa mạo hiểm nhưng với tài năng, sự quyết tâm, lòng nhiệt huyết, niềm đam mê anh đã chạm được đỉnh cao vinh quang của sự thành công trong nghề gốm sứ. Người tôi muốn nhắc đến đó là Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng ở số 141, thôn 5, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
      Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng bên Đôi Bảo Bình màu lam Sơn Thủy hữu tình tại Cơ sở gốm sứ Thành Đạt.

    Niềm đam mê cháy bỏng...
    Sinh ra và lớn lên bên dòng sông Hồng thơ mộng của một huyện ngoại thành Gia Lâm, Hà Nội, tuổi thơ của anh trôi đi êm đềm như bao chàng trai, cô gái khác trong làng. Rời cây bút, cầm cây súng, anh lên đường nhập ngũ vào môi trường quân đội năm 1986, đến năm 1989, anh hoàn thành nghĩa vụ trở về quê hương. Anh đã chọn con đường đi vất vả cho cuộc đời mình - con đường mà các cụ xưa thường nói “Nhất thổ - Nhì mộc”. Anh tham gia vào Hợp tác xã Dịch vụ Thương mại Gốm sứ của huyện Gia Lâm. Sau hơn một năm làm việc ở đây anh vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, với niềm đam mê cháy bỏng anh đã quyết định ra mở một xưởng gốm sứ riêng cho mình.

    Bước chân vào lập nghiệp với Xưởng gốm Thành Hưng do mình làm chủ đứng trước bao khó khăn, thách thức. Ban đầu anh sản xuất gốm sứ xuất đi cho các công ty trong nước với các mặt hàng đơn giản và đã đạt được những thành công nhất định. Hàng của anh được đối tác đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã. Thành công ban đầu này đã tiếp thêm động lực để cho anh bước những bước đi tiếp theo.

    Qua bao đêm trằn trọc suy nghĩ anh đã quyết định chọn cho mình một lối đi riêng. “Điều tôi luôn cánh cánh trong lòng là làm sao tìm được công thức pha chế men, màu truyền thống nhưng vẫn đáp ứng được thị hiếu của khác hàng. Bao nhiêu lần thử, bao nhiêu lần thất bại nhưng tôi không nản lòng. Có lẽ nghề gốm sứ đã ăn vào máu của tôi, thôi thúc tôi tiếp tục cố gắng, cố gắng thật nhiều. Và, “gái có công, chồng không phụ”, cuối cùng tôi cũng thành công.” - Anh Hưng hồ hởi chia sẻ.
    Những sản phẩm gốm sứ cao cấp đạt đến độ tinh xảo làm say đắm lòng người.

    Khi tìm được “công thức” cho riêng mình anh ngày đêm rèn luyện tay nghề, càng làm càng rút ra được nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học. Cứ thế theo thời gian tay nghề của anh chín dần và đạt đến độ tinh xảo, cho ra lò những mẻ gốm sứ cao cấp, đạt đến độ “mãn nhãn” của khách hàng.

    Với nguyên liệu “đất trắng, xương trong” không phải ai cũng làm được mà đòi hỏi tay nghề phải thật giỏi. Nguyên liệu đắt tiền, độ kết dính kém cho nên làm rất khó để tạo hình, nung đốt ở nhiệt độ cao, làm sao để nó vẫn đứng được, vẽ vào đó cũng thật là kỹ. Không dừng lại ở đó, tôi tìm loại nguyên liệu tốt hơn để làm. Loại nguyên liệu tôi làm bây giờ là đất tốt nhất và đất càng tốt thì làm càng khó” - Anh Hưng tâm sự.


    “Những đứa con tinh thần” của nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng đạt đến độ mãn nhãn cho khách hàng.

    Để có được thành công như ngày hôm nay tôi đã trải qua nhiều sóng gió, khó khăn nhưng, “qua cơn sóng cả lại vững tay chèo”: “Thức khuya, dậy sớm để đốt lò, cả mồ hôi và nước mắt có khi là máu thậm chí là về kinh tế. Có rất nhiều mẻ hàng bị hỏng có lúc lên đến gần trăm triệu đồng. Có nhiều người đã không thành công khi đi theo mặt hàng của tôi, không ra được hình hài, không ra được men màu. Với tôi, lòng say mê nghề và niềm đam mê tột độ đã xua tan những khó khăn, mệt nhọc hàng ngày. Tôi thấy hai câu thơ: “Mồ hôi vào mắt rất cay/Vất vả tháng ngày mới có thành công” quả thật là chí lý”.

    Có một thực tế không thể phủ nhận như nhiều nhà tâm lý đã khẳng định đó là đằng sau thành công của người đàn ông, có bóng dáng của người phụ nữ. Với anh Hưng, anh đánh giá cao sự hy sinh, sự chăm lo chu toàn của người phụ nữ biết vun vén, khéo léo, đảm đang, tháo vát. Người anh muốn nói đến đó là chị Hoan - vợ anh cũng như những đứa con ngoan ngoãn của anh. Gia đình là nền tảng giúp anh vượt qua mọi biến cố, khó khăn, thách thức của cuộc sống.

    Chạm đến đỉnh vinh quang!
    Với niềm đam mê, nhiệt huyết và tài năng bẩm sinh anh đã cho ra những sản phẩm tinh xảo làm say đắm lòng người. Với những thành công và đóng góp cho sự phát triển của nghề gốm sứ Bát Tràng anh vinh dự được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam.
    Đôi Bảo Bình màu làm Sơn Thủy hữu tình đạt giải Nhất tại Festival Huế 2019.

    Kế thừa kinh nghiệm và phát huy tinh hoa nghề gốm sứ Bát Tràng, hơn 30 năm qua Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ cao cấp, đạt đến độ tinh xảo. Sản phẩm của anh đã được trưng bày ở nhiều cuộc triển lãm, nhiều ngày hội văn hóa như: Festival nghề truyền thống tại Huế; Hương sắc gốm Bát Tràng; Sản phẩm tinh hoa gia tộc và làng nghề truyền thống; Trưng bày tác phẩm tại triển lãm 60 năm Bác Hồ về thăm Bát Tràng và vinh dự được chọn 3 tác phẩm trưng bày ở Văn phòng Quốc hội trong chương trình “60 tác phẩm gốm nghệ thuật hiến tặng”…
    Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng nhận giải Nhất tại Festival Nghề Truyền thống tại Huế với tuyệt phẩm Đôi Bảo Bình màu lam Sơn Thủy hữu tình. (Người đứng thứ ba từ trái sang)

    Mới đây, trong Festival nghề truyền thống được tổ chức ở Thành phố Huế nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng đã vinh dự đạt được giải Nhất với tuyệt phẩm Đôi Bảo Bình Sơn Thủy hữu tình. Sau bao nhiêu khó khăn, vất vả, bằng niềm đam mê và tài năng thực sự anh đã chinh phục được đỉnh vinh quang của nghề gốm sứ Bát Tràng.

    Cháy mãi những đam mê…
    Anh vui vẻ tâm sự: Sản phẩm gốm sứ cao cấp đạt đến độ tinh xảo được đánh giá bởi “Nhất xương - Nhì da”. Sản phẩm Cơ sở gốm sứ Thành Đạt (trước đây là Cơ sở Hưng Hoan) được làm từ nguyên liệu cao cấp đất trắng trong dùng làm xương của sản phẩm và được khử từ, nung đốt ở nhiệt độ cao 1.285 độ C; hoa văn, họa tiết vẽ tay tinh xảo kết hợp tinh hoa nghệ thuật gốm sứ cổ truyền và hiện đại, được làm theo phương pháp thủ công truyền thống. Đây là một trong những thương hiệu lớn của làng nghề gốm sứ truyền thống nổi tiếng ở Bát Tràng, Hà Nội.

    Sản phẩm gốm sứ Thành Đạt phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, gồm: Bộ đồ thờ cúng vẽ tay cao cấp; Lọ lộc bình với rất nhiều kiểu dáng, kích cỡ; Bình hút lộc làm tăng vượng khí, các loại bảo bình, lọ hoa…, đáp ứng nhu cầu dân dụng, thờ cúng, tâm linh… phục vụ mọi đối tượng khách hàng từ cao cấp đến bình dân- Anh chia sẻ thêm.
     Đằng sau sự thành công của Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng là hậu phương vững chắc - chị Hoan, người vợ hiền và những đứa con của anh.

    Từ nhiều năm nay, gốm sứ Thành Đạt - Bát Tràng đã khẳng định uy tín và chất lượng; được khách hàng trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Nhiều sản phẩm của Cơ sở gốm sứ Thành Đạt đã được dùng để bài trí tại Văn phòng Quốc hội, nhiều di tích đình, chùa lớn, nhiều tư gia sang trọng ở các tỉnh thành trong cả nước.

    Kế thừa những thành công của gốm sứ Hưng Hoan trước đây, Cơ sở gốm sứ mĩ nghệ Thành Đạt của Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Gốm sứ Thành Đạt sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng gần xa.
    Từ giã vợ chồng anh để ra về trong lòng tôi vẫn lâng lâng với niềm vui của nghệ nhân gốm sứ Nguyễn Văn Hưng. Trong từng câu chuyện, từng cử chỉ ánh mắt của anh vẫn ngời lên niềm say mê nghề, lòng quyết tâm và cháy mãi với những đam mê, những đứa con tinh thần - những tuyệt phẩm gốm sứ Bát Tràng.

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    Thực hư lâu đài phủ gỗ, dát vàng 'từ đầu đến chân' của đại gia Việt 'mệnh Hỏa' đang gây sốt

      Không gian và nội thất trong căn nhà tráng lệ và sang trọng khiến nhiều người không khỏi tò mò về vị đại gia Việt "mệnh Hỏa" này. Gia thế người tổ chức đám cưới trong lâu đài dát vàng ở Ninh Bình Chủ nhân những tòa lâu đài nổi tiếng: 'Kẻ lên voi, người ngã ngựa' Lâu đài nghìn tỷ của đại gia xăng dầu đất Phú Thọ Mới đây, một tài khoản V.Nguyen đã chia sẻ hình ảnh về một căn biệt thự trên một nhóm Facebook khá nổi tiếng về nhà đẹp. Chỉ sau thời gian ngắn đăng tải, bộ ảnh của V.Nguyen nhận được 70.000 lượt yêu thích, hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ. Hiện tại, tốc độ lan truyền của hình ảnh căn nhà vẫn đang "nóng" trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Sở dĩ, các hình ảnh này nhận được sự quan tâm vô cùng lớn vì đó là một căn nhà được thiết kế cầu kỳ, quy mô và không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng cặn kẽ từng không gian và nội thất bên trong. Theo bài đăng, căn nhà hiện lên với phong cách cổ điển châu Âu. Trong đó, chất liệu gỗ chiếm đa số, từ cầ

    Nhà sưu tầm trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối

      Nhà sưu tầm này đã dùng một thủ thuật mua hàng cực khéo léo khiến chủ nhân chiếc giường buộc phải bán cho ông. Trong giới sưu tầm cổ vật tại Trung Quốc, không ai là không biết cái tên Ma Weidu - nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục (Bắc Kinh). Ông Ma là một chuyên gia thẩm định với đôi mắt tinh tường, am hiểu các tác phẩm nghệ thuật cổ đại. Ông cũng thường xuyên xuất hiện trong các show truyền hình và được báo chí tôn vinh là "người sành đồ cổ nhất Bắc Kinh". Trong một chương trình truyền hình của đài CCTV, Ma Weidu đã kể lại hành trình sưu tầm vô cùng "kịch tính" của mình. Ma Weidu là nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục - một trong những bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc. Ảnh: Sohu Một lần nọ,  chuyên gia Ma Weidu ghé chơi nhà người quen và để ý thấy trong nhà có chiếc giường gỗ hoàng đàn. Gỗ hoàng đàn là loại gỗ cực kỳ quý hiếm tại Trung Quốc, chuyên được sử dụng làm đồ nội thất và lăng mộ quý tộc thời cổ đại. Cây gỗ hoàng đàn nổi tiếng bền bỉ, có thể tồn tại hà

    Lê Ngọc Hữu - Nghệ nhân gỗ từ mộc mạc đến tinh tế

      Lê Ngọc Hữu - một doanh nhân trẻ thành công, tận tâm với nghề, luôn đặt giá trị của cộng đồng lên hàng đầu trong kinh doanh gỗ nguyên khối và lũa nhập khẩu.  Bình luận  0 Dân Việt trên     Bộ bàn ghế gỗ đinh hương giá hơn nửa tỉ đồng, chỉ đại gia mới dám chi tiền Tuyệt tác bộ bàn ghế gỗ trắc 17 món giá hơn 6 tỷ đồng của đại gia Hà Nội Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, hãy dấn thân vào những thử thách, trưởng thành từ những sai lầm, và đạt được những thành công vĩ đại hơn những gì bạn từng tưởng tượng - Lê Ngọc Hữu chia sẻ. Lê Ngọc Hữu - một người có niềm đam mê với gỗ (Ảnh NVCC) Lê Ngọc Hữu là một trong những nghệ nhân gỗ nổi tiếng tại Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Thuận, anh đã có niềm đam mê mãnh liệt với gỗ từ nhỏ. Được nuôi dưỡng trong môi trường làm nghề thủ công truyền thống của vùng đất miền Trung. Lê Ngọc Hữu đã tìm thấy đam mê và chính nó đã giúp anh trở thành một nghệ nhân gỗ tài ba. Sự hình thành và phát triển nghề thợ gỗ của Lê Ngọc Hữu Lê Ngọc Hữu là một