Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Mỹ thuật ứng dụng với thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Được sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, trực tiếp là Cục Công Thương địa phương, với sự phối hợp của Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên - Huế, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam giao cho Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Ngành nghề truyền thống Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Tư vấn mỹ thuật ứng dụng với thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) trong làng nghề” vào ngày 25/4, tại Thừa Thiên - Huế.    Sản phẩm sơn mài được nhiều nghệ nhân trẻ vận dụng mỹ thuật ứng dụng trong thiết kế mẫu mã Trong thời gian diễn ra hội thảo tại Huế cũng sẽ diễn ra Khai mạc Chương trình Festival nghề truyền thống Huế 2019. Thời gian tổ chức hội thảo: 8h30, thứ năm, ngày 25/4/ 2019 tại Hội trường tầng 9, Trường Cao đẳng Du lịch Huế (cơ sở 2). Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu sắc với nền kinh tế thế giới thì việc thiết kế mẫu mã cho sản phẩm TCMN ngày càng trở nên quan trọng. Do đó, nâng cao tính sáng tạo, tính mỹ thuật ứng dụng với thiết kế mẫu sản phẩm, tính thư

Trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống quốc tế tại Festival nghề truyền thống Huế 2019

Ngày 26/4, tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ khai mạc không gian trưng bày các sản phẩm thủ công truyền thống của các thành phố quốc tế. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của Festival nghề truyền thống Huế 2019. Khai mạc không gian trưng bày các sản phẩm truyền thống của các thành phố quốc tế Theo đó, không gian trưng bày, sẽ giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống của các nghệ nhân đến từ 7 thành phố có quan hệ kết nghĩa, hợp tác với Huế, 2 Hiệp hội nghề, 1 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ với 70 nghệ nhân tham dự. Giới thiệu về các dòng gốm đến từ đất nước Trung Quốc Ông Nguyễn Văn Thành – Chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết, đây là dịp để thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường giao lưu, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Huế và các thành phố quốc tế; góp phần tạo sự gần gũi, đoàn kết và phát triển các thương hiệu sản xuất hàng thủ công truyền thống của Việt Nam và các đối tác quốc tế. Vẽ tranh bằng

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội thiết kế sáng tạo

Đây là chủ đề của Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2019, do Sở Công Thương Hà Nội phát động tổ chức từ tháng 4-10/2019. Sáng ngày 9/5, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Họp báo Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2019. Phát biểu tại buổi họp báo, ông Vương Đăng Hoa - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội - cho biết: Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 192 triệu USD, thu hút gần 1 triệu lao động với mức thu nhập trung bình khoảng 55 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành thủ công mỹ nghệ của Hà Nội chưa phát triển hết tiềm năng, thế mạnh của mình. Sản phẩm làm ra chưa đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn tương đối yếu so với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines. Công bố cuộc thi mẫu sả

Vị đại gia phải đi bộ 2 ngày, mất hơn tỷ đồng để mang "quái kiệt" trong rừng về chơi

Ông Lê Minh (Lào Cai) cho biết, trong thời gian tới ông sẽ đưa cây tùng du sam nghìn năm tuổi, thân nổi u cục về Việt Nam. Sau khoảng 3 năm tạo tác tay cành, nó sẽ có giá khoảng 16 tỷ đồng. Chia sẻ với chúng tôi, ông Lê Minh (Sa Pa, Lào Cai) cho biết, hiện ông đang tiếp cận một cây tùng du sam nghìn năm tuổi ở đất nước Lào. Đây là dòng tùng quý, ở Việt Nam gần như đã cạn kiệt. Theo đó, cây tùng du sam quý hiếm này cao hơn 10m, đường kính thân gần 1m. Sở dĩ cây có giá cao bởi toàn thân u bướu, u cục rất quái dị. “Nếu thân cây không u cục thì giá rẻ, vì rất hiếm để tìm được một cây nào mà toàn thân như vậy. Đây có thể được gọi là “quái kiệt” trong dòng tùng”, ông Minh nói. Cây tùng du sam “khủng” hiện ở trong rừng thuộc Lào. Cây cao hơn 10m, đường kính gốc gần 1m. Được biết trong dòng cây tùng, tùng du sam được liệt vào dòng quý hiếm bậc nhất. Ở Việt Nam, tùng du sam được xếp vào nhóm thực vật nguy cấp cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Loại cây này phân bố ở khu vực đồi núi và các

Thừa Thiên - Huế quy hoạch ngành nghề nông thôn và làng nghề

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Quần thể di tích Cố đô Huế. Ảnh: TTXVN Theo đó, tỉnh chú trọng khôi phục và bảo tồn các làng nghề truyền thống từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền, bao gồm nghề truyền thống tranh giấy làng Sình, nghề truyền thống làm diều Huế, nghề truyền thống gốm Phước Tích, nghề truyền thống rèn Hiền Lương, nghề truyền thống rèn Cầu Vực. Bên cạnh đó, tỉnh có kế hoạch khôi phục để phát triển một số nghề và làng nghề như chế biến nông, lâm, thủy sản (nghề chế biến tương măng Phong Mỹ), nhóm nghề và làng nghề thủ công mỹ nghệ (nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên, nghề truyền thống đệm bàng Phò Trạch, nghề truyền thống nón lá, nghề truyền thống may áo dài Huế, các nghề truyền thống sơn mài, khảm trai, khảm xương, các nhóm nghề đan lưới, chổi đót, tăm hương…). Các địa phương tiếp tục bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống (chủ yếu là n

Làng nghề làm đá mỹ nghệ Bửu Long (Đồng Nai): Không ngừng vươn xa

TBV - Hơn 300 năm tồn tại, làng nghề điêu khắc đá Bửu Long (phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa) được xem là làng nghề thủ công lâu đời nhất của vùng đất Đồng Nai. Trải qua nhiều thăng trầm, làng nghề đá Bửu Long đã sản sinh ra những sản phẩm không chỉ có mặt trong Nam ngoài Bắc mà còn vươn xa đến tận Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản…, đã tạo nên uy tín cho làng nghề đá mỹ nghệ Bửu Long. Đặc sắc nghề  truyền thống  Làng nghề thủ công lâu đời nhất Đồng Nai, Làng đá mỹ nghệ Bửu Long, một làng nghề truyền thống nằm cách thành phố Hồ Chí Minh gần 40km về phía Tây Nam, trải dài theo đường Huỳnh Văn Nghệ thuộc phường Bửu Long ngày nay (TP.Biên Hòa). Nghề được truyền theo kiểu cha truyền con nối với những bí quyết trong các công đoạn chế tác sản phẩm. Nghề điêu khắc đá đòi hỏi sự cẩn trọng, tính kiên trì, cần cù, tỉ mỉ và sự sáng tạo với tính mỹ thuật cao.   Sản phẩm điêu khắc từ làng nghề Bửu Long rất phong phú, từ các công trình tôn giáo, tín ngưỡng như tượng thờ, khám thờ, tượng

Tạp chí Mỹ: Hội An là thành phố tuyệt vời nhất thế giới

(VOV5) -Thành phố cổ Hội An nhận được 90,39 điểm trên thang điểm 100, Vượt qua nhiều thành phố nổi tiếng khác, thành phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam đã được tạp chí du lịch nổi tiếng hàng đầu thế giới Travel + Leisure bình chọn là điểm đến tuyệt vời nhất thế giới. Phố cổ Hội An về đêm- Ảnh Thờ báo Tài chính  Bảng xếp hạng "Các thành phố tuyệt vời nhất thế giới" (Top 15 Cities in the World) của Travel + Leisure tổng hợp kết quả bình chọn từ các độc giả tạp chí này, dựa trên các tiêu chí bao gồm: các danh lam thắng cảnh, văn hóa, kiến trúc, ẩm thực, sự thân thiện, mua sắm và giá trị tổng thể. Theo kết quả vừa được công bố trên Travel + Leisure, thành phố cổ Hội An nhận được 90,39 điểm trên thang điểm 100, nhờ "cư dân địa phương thân thiện; văn hóa, di sản và ẩm thực phong phú".