Chuyển đến nội dung chính

Làng nghề làm đá mỹ nghệ Bửu Long (Đồng Nai): Không ngừng vươn xa

TBV - Hơn 300 năm tồn tại, làng nghề điêu khắc đá Bửu Long (phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa) được xem là làng nghề thủ công lâu đời nhất của vùng đất Đồng Nai. Trải qua nhiều thăng trầm, làng nghề đá Bửu Long đã sản sinh ra những sản phẩm không chỉ có mặt trong Nam ngoài Bắc mà còn vươn xa đến tận Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản…, đã tạo nên uy tín cho làng nghề đá mỹ nghệ Bửu Long.
Đặc sắc nghề  truyền thống 

Làng nghề thủ công lâu đời nhất Đồng Nai, Làng đá mỹ nghệ Bửu Long, một làng nghề truyền thống nằm cách thành phố Hồ Chí Minh gần 40km về phía Tây Nam, trải dài theo đường Huỳnh Văn Nghệ thuộc phường Bửu Long ngày nay (TP.Biên Hòa). Nghề được truyền theo kiểu cha truyền con nối với những bí quyết trong các công đoạn chế tác sản phẩm. Nghề điêu khắc đá đòi hỏi sự cẩn trọng, tính kiên trì, cần cù, tỉ mỉ và sự sáng tạo với tính mỹ thuật cao.
 

Sản phẩm điêu khắc từ làng nghề Bửu Long rất phong phú, từ các công trình tôn giáo, tín ngưỡng như tượng thờ, khám thờ, tượng linh thú, tượng bộ, lư hương, bát nhang, đèn, linh vị, bia, nhà mồ…, các kết cấu kiến trúc như tán, cột, kèo, các mảng trang trí… đến các vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày như cối xay, cối giã gạo, ly chén, bình đựng, bộ cờ…  Với những đặc trưng của loại đá tại Bửu Long mà việc chạm trổ cũng khó hơn đòi hỏi người thợ phải có những cách thế xử lý riêng trong chế tác.
 

Các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề đá Bửu Long đang sáng tạo tác phẩm.

Đá để chế tác sản phẩm đá mỹ nghệ Bửu Long là đá tấm, đá phiến khai thác từ núi Bửu Long tại địa phương. Sở dĩ nghề đá ở Bửu Long nổi trội hơn nhiều nơi khác là nhờ vào chất liệu đá đặc biệt ở đây - một loại đá xanh rất mịn, cứng, không có hoa văn, không lấp lánh và không bị phai mờ hay hoen ố theo thời gian. Những người thợ tìm đá nguyên liệu được gọi là thợ làm “đá sống”, từ đây, những người thợ điêu khắc đá bắt đầu công việc chế tác sản phẩm, gọi là thợ làm “đá chín”. Tuy có nguồn nguyên liệu tại chỗ nhưng những người thợ đá ở Bửu Long cũng phải lên tận núi, tìm những tảng đá phù hợp rồi tự đục, đẽo mang về. 
 

Một khối đá sống muốn thành một sản phẩm cần qua bốn công đoạn tạo tác bao gồm: vạt mảng tạo dáng, vẽ chi tiết trên đá đã tạo dáng (bằng mực nho), đục hoàn chỉnh và tạo hình, đánh bóng sản phẩm (bằng đá mài). Người thợ còn phải sử dụng nhiều thủ thuật với nhiều loại công cụ khác nhau như đục nhảy, đục phá, đục láng, đục rãnh, đục khớp, đục vòng… để làm cho khối đá trở nên sinh động và có hồn. Khó nhất là công đoạn tạo hình và đánh bóng - người thợ đá phải làm việc miệt mài, có khi mất cả năm trời mới hoàn thành được một sản phẩm. Cho dù ngày nay việc khắc chạm được hỗ trợ bởi cơ khí đã giúp công việc dễ dàng và nhanh chóng hơn, nhưng để đạt được độ tinh xảo vẫn cần đến đôi bàn tay khéo léo lành nghề của người thợ. Các sản phẩm như tháp sen, tượng rồng, lân hay sư tử dũng mãnh… đều được người thợ thổi hồn vào để trở thành những tác phẩm độc đáo, có giá trị. Nghề chơi cũng lắm công phu. Một người muốn thạo nghề phải trì chí đục đẻo với thời gian không dưới hai năm.
 

Nguy cơ mai một làng nghề

Tuy nhiên, từ năm 1990 khi Khu du lịch Bửu Long được công nhận danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và đến năm 1996 khi thành phố Biên Hòa ban hành quyết định cấm khai thác đá ở hồ Long Ẩn (thuộc quần thể Khu du lịch Bửu Long) để bảo toàn cảnh quan, không làm ảnh hưởng đến du lịch thì người dân làng đá đã bắt đầu gặp khó khăn.

Để duy trì sản xuất, người dân làm nghề đá phải tìm mua nguyên liệu tận các mỏ đá ở Hóa An, Tân Hạnh (Biên Hòa), Tân Hiệp (Bình Dương)… Với công vận chuyển và tiền nguyên liệu cao, chưa kể đá ở các vùng này chất lượng không tốt, độ mịn và màu xanh không “sắc” bằng đá ở Bửu Long nên việc sản xuất và sản phẩm cũng có những ảnh hưởng nhất định. Số cơ sở từ 30 cách đây 10 năm đã giảm xuống chỉ còn 4 tại thời điểm hiện nay (Công ty đá Tân Phát Hưng, Cơ sở đá Nhật Thành, Cơ sở đá Xuân, Cơ sở đá Thanh Tâm). 

Hầu hết cơ sở còn tồn tại đến nay là nhờ làm bia mộ hoặc cầu thang, đèn đá cho các công trình hay công viên, đá lát lề đường… Những bức tượng nghệ thuật như Đức Phật, Phước Lộc Thọ, Tứ linh… họa hiếm mới có người đặt. Sự cạnh tranh do đó càng trở nên gay gắt, chỉ những cơ sở lớn, có uy tín về tay nghề mới có thể tồn tại được. Số phận của những người thợ đá cũng trở nên bấp bênh, đa phần đã phải đầu quân ở các tỉnh, thành khác hoặc phải bỏ nghề truyền thống sang làm các nghề thời vụ, thậm chí phải chuyển nghề.

Tuy nhiên nơi đây vẫn còn những người thợ tâm huyết với nghề, với họ việc duy trì nghề không chỉ là đam mê, sự mặn mà với các thành phẩm từ đá, mà còn là cả trách nhiệm của thế hệ sau đối với văn hóa làng nghề đã tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm. Hy vọng cơ quan chức năng thành phố Biên Hòa sẽ sớm có kế hoạch, tạo điều kiện cho người dân để cái nghề này nhân rộng, nhất là để du khách Việt khi đến với vùng đất này còn có dịp nhìn lại những nét văn hóa, lịch sử hào hùng của thế hệ đi trước mà thêm yêu mến, tự hào.
Bài và ảnh Ánh Tuyết

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực hư lâu đài phủ gỗ, dát vàng 'từ đầu đến chân' của đại gia Việt 'mệnh Hỏa' đang gây sốt

  Không gian và nội thất trong căn nhà tráng lệ và sang trọng khiến nhiều người không khỏi tò mò về vị đại gia Việt "mệnh Hỏa" này. Gia thế người tổ chức đám cưới trong lâu đài dát vàng ở Ninh Bình Chủ nhân những tòa lâu đài nổi tiếng: 'Kẻ lên voi, người ngã ngựa' Lâu đài nghìn tỷ của đại gia xăng dầu đất Phú Thọ Mới đây, một tài khoản V.Nguyen đã chia sẻ hình ảnh về một căn biệt thự trên một nhóm Facebook khá nổi tiếng về nhà đẹp. Chỉ sau thời gian ngắn đăng tải, bộ ảnh của V.Nguyen nhận được 70.000 lượt yêu thích, hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ. Hiện tại, tốc độ lan truyền của hình ảnh căn nhà vẫn đang "nóng" trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Sở dĩ, các hình ảnh này nhận được sự quan tâm vô cùng lớn vì đó là một căn nhà được thiết kế cầu kỳ, quy mô và không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng cặn kẽ từng không gian và nội thất bên trong. Theo bài đăng, căn nhà hiện lên với phong cách cổ điển châu Âu. Trong đó, chất liệu gỗ chiếm đa số, từ cầ

Nhà sưu tầm trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối

  Nhà sưu tầm này đã dùng một thủ thuật mua hàng cực khéo léo khiến chủ nhân chiếc giường buộc phải bán cho ông. Trong giới sưu tầm cổ vật tại Trung Quốc, không ai là không biết cái tên Ma Weidu - nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục (Bắc Kinh). Ông Ma là một chuyên gia thẩm định với đôi mắt tinh tường, am hiểu các tác phẩm nghệ thuật cổ đại. Ông cũng thường xuyên xuất hiện trong các show truyền hình và được báo chí tôn vinh là "người sành đồ cổ nhất Bắc Kinh". Trong một chương trình truyền hình của đài CCTV, Ma Weidu đã kể lại hành trình sưu tầm vô cùng "kịch tính" của mình. Ma Weidu là nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục - một trong những bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc. Ảnh: Sohu Một lần nọ,  chuyên gia Ma Weidu ghé chơi nhà người quen và để ý thấy trong nhà có chiếc giường gỗ hoàng đàn. Gỗ hoàng đàn là loại gỗ cực kỳ quý hiếm tại Trung Quốc, chuyên được sử dụng làm đồ nội thất và lăng mộ quý tộc thời cổ đại. Cây gỗ hoàng đàn nổi tiếng bền bỉ, có thể tồn tại hà

Lê Ngọc Hữu - Nghệ nhân gỗ từ mộc mạc đến tinh tế

  Lê Ngọc Hữu - một doanh nhân trẻ thành công, tận tâm với nghề, luôn đặt giá trị của cộng đồng lên hàng đầu trong kinh doanh gỗ nguyên khối và lũa nhập khẩu.  Bình luận  0 Dân Việt trên     Bộ bàn ghế gỗ đinh hương giá hơn nửa tỉ đồng, chỉ đại gia mới dám chi tiền Tuyệt tác bộ bàn ghế gỗ trắc 17 món giá hơn 6 tỷ đồng của đại gia Hà Nội Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, hãy dấn thân vào những thử thách, trưởng thành từ những sai lầm, và đạt được những thành công vĩ đại hơn những gì bạn từng tưởng tượng - Lê Ngọc Hữu chia sẻ. Lê Ngọc Hữu - một người có niềm đam mê với gỗ (Ảnh NVCC) Lê Ngọc Hữu là một trong những nghệ nhân gỗ nổi tiếng tại Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Thuận, anh đã có niềm đam mê mãnh liệt với gỗ từ nhỏ. Được nuôi dưỡng trong môi trường làm nghề thủ công truyền thống của vùng đất miền Trung. Lê Ngọc Hữu đã tìm thấy đam mê và chính nó đã giúp anh trở thành một nghệ nhân gỗ tài ba. Sự hình thành và phát triển nghề thợ gỗ của Lê Ngọc Hữu Lê Ngọc Hữu là một