Chuyển đến nội dung chính

Phát triển lâm sản ngoài gỗ: Cần chiến lược ổn định

Việt Nam có gần 4.000 loài cây có giá trị cung cấp nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe con người, 216 loài tre trúc và 30 loài song mây có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, đến nay, phát triển lâm sản ngoài gỗ chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu.

Đến năm 2020, giá trị sản xuất lâm sản ngoài gỗ chiếm 20% giá trị sản xuất lâm nghiệp
Ông Trương Tất Đơ- Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT)- cho biết, thị trường lâm sản ngoài gỗ là thị trường nhiều tiềm năng phát triển với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Hiện nay, lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam XK sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ. Thị trường Nhật Bản và Đài Loan chiếm thị phần cao và ổn định, thị trường Mỹ mới có từ năm 2001 nhưng có mức tăng trưởng rất nhanh, có triển vọng là thị trường tiềm năng. Trong đó, quế Việt Nam XK sang Ấn Độ chiếm gần 1/2 khối lượng quế XK. Các sản phẩm hồi, sa nhân và thảo quả Việt Nam XK chủ yếu sang Trung Quốc, chiếm gần 2/3 lượng XK. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu được XK sang các nước châu Âu.
Việt Nam có gần 4.000 loài cây thuốc, 216 loài tre trúc và 30 loài song mây, tiềm năng phát triển lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam rất lớn. Hiện có khoảng 50 loài cây thuốc đang được khai thác ở mức độ khác nhau, cung cấp cho thị trường trong nước và XK tiểu ngạch sang Trung Quốc. Nhu cầu dược liệu ở nước ta hiện khoảng 50.000 tấn/năm, chủ yếu dùng cho thị trường nội địa.
Mặc dù tiềm năng là rất lớn nhưng theo đánh giá của ông Trương Tất Đơ, thị trường các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam còn manh mún, trữ lượng không ổn định, sự liên kết hợp tác giữa các đơn vị khai thác còn lỏng lẻo, cạnh tranh lẫn nhau, nhất là những thời điểm khan hiếm hàng. Bên cạnh đó, giá bán các sản phẩm này chưa cao do chất lượng còn thấp, khâu chế biến còn nhiều hạn chế, không có nhãn mác chỉ rõ xuất xứ hay thương hiệu, mới chỉ đáp ứng chủ yếu cho những thị trường dễ tính.
Việc tiêu thụ các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, chiếm đến trên 80% lượng lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu. Do vậy, chỉ một ách tắc nhỏ của thị trường Trung Quốc cũng kéo theo biến động lớn trong thị trường nội địa của sản phẩm này.
Để thị trường lâm sản ngoài gỗ phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, nhiều ý kiến cho rằng, cần ưu tiên vốn hỗ trợ thực hiện chính sách đầu tư về khoa học công nghệ cho công tác bảo tồn một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì cho các mặt hàng xuất khẩu. Đồng thời, đề xuất triển khai các mô hình về cây lâm sản ngoài gỗ theo hướng xây dựng thành các vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, gắn với sơ chế, tạo thương hiệu sản phẩm để tăng giá trị hàng hóa. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, đã đến lúc cần có chiến lược phát triển lâm sản ngoài gỗ.
Mục tiêu của Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 - 2020 là: Đến năm 2020, giá trị sản xuất lâm sản ngoài gỗ chiếm 20% giá trị sản xuất lâm nghiệp, đạt kim ngạch xuất khẩu 700-800 triệu USD/năm. Tuy nhiên, những điểm yếu của thị trường lâm sản ngoài gỗ đang khiến việc đạt mục tiêu rất khó khả thi.
Nguyễn Hạnh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực hư lâu đài phủ gỗ, dát vàng 'từ đầu đến chân' của đại gia Việt 'mệnh Hỏa' đang gây sốt

  Không gian và nội thất trong căn nhà tráng lệ và sang trọng khiến nhiều người không khỏi tò mò về vị đại gia Việt "mệnh Hỏa" này. Gia thế người tổ chức đám cưới trong lâu đài dát vàng ở Ninh Bình Chủ nhân những tòa lâu đài nổi tiếng: 'Kẻ lên voi, người ngã ngựa' Lâu đài nghìn tỷ của đại gia xăng dầu đất Phú Thọ Mới đây, một tài khoản V.Nguyen đã chia sẻ hình ảnh về một căn biệt thự trên một nhóm Facebook khá nổi tiếng về nhà đẹp. Chỉ sau thời gian ngắn đăng tải, bộ ảnh của V.Nguyen nhận được 70.000 lượt yêu thích, hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ. Hiện tại, tốc độ lan truyền của hình ảnh căn nhà vẫn đang "nóng" trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Sở dĩ, các hình ảnh này nhận được sự quan tâm vô cùng lớn vì đó là một căn nhà được thiết kế cầu kỳ, quy mô và không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng cặn kẽ từng không gian và nội thất bên trong. Theo bài đăng, căn nhà hiện lên với phong cách cổ điển châu Âu. Trong đó, chất liệu gỗ chiếm đa số, từ cầ

Nhà sưu tầm trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối

  Nhà sưu tầm này đã dùng một thủ thuật mua hàng cực khéo léo khiến chủ nhân chiếc giường buộc phải bán cho ông. Trong giới sưu tầm cổ vật tại Trung Quốc, không ai là không biết cái tên Ma Weidu - nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục (Bắc Kinh). Ông Ma là một chuyên gia thẩm định với đôi mắt tinh tường, am hiểu các tác phẩm nghệ thuật cổ đại. Ông cũng thường xuyên xuất hiện trong các show truyền hình và được báo chí tôn vinh là "người sành đồ cổ nhất Bắc Kinh". Trong một chương trình truyền hình của đài CCTV, Ma Weidu đã kể lại hành trình sưu tầm vô cùng "kịch tính" của mình. Ma Weidu là nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục - một trong những bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc. Ảnh: Sohu Một lần nọ,  chuyên gia Ma Weidu ghé chơi nhà người quen và để ý thấy trong nhà có chiếc giường gỗ hoàng đàn. Gỗ hoàng đàn là loại gỗ cực kỳ quý hiếm tại Trung Quốc, chuyên được sử dụng làm đồ nội thất và lăng mộ quý tộc thời cổ đại. Cây gỗ hoàng đàn nổi tiếng bền bỉ, có thể tồn tại hà

Lê Ngọc Hữu - Nghệ nhân gỗ từ mộc mạc đến tinh tế

  Lê Ngọc Hữu - một doanh nhân trẻ thành công, tận tâm với nghề, luôn đặt giá trị của cộng đồng lên hàng đầu trong kinh doanh gỗ nguyên khối và lũa nhập khẩu.  Bình luận  0 Dân Việt trên     Bộ bàn ghế gỗ đinh hương giá hơn nửa tỉ đồng, chỉ đại gia mới dám chi tiền Tuyệt tác bộ bàn ghế gỗ trắc 17 món giá hơn 6 tỷ đồng của đại gia Hà Nội Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, hãy dấn thân vào những thử thách, trưởng thành từ những sai lầm, và đạt được những thành công vĩ đại hơn những gì bạn từng tưởng tượng - Lê Ngọc Hữu chia sẻ. Lê Ngọc Hữu - một người có niềm đam mê với gỗ (Ảnh NVCC) Lê Ngọc Hữu là một trong những nghệ nhân gỗ nổi tiếng tại Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Thuận, anh đã có niềm đam mê mãnh liệt với gỗ từ nhỏ. Được nuôi dưỡng trong môi trường làm nghề thủ công truyền thống của vùng đất miền Trung. Lê Ngọc Hữu đã tìm thấy đam mê và chính nó đã giúp anh trở thành một nghệ nhân gỗ tài ba. Sự hình thành và phát triển nghề thợ gỗ của Lê Ngọc Hữu Lê Ngọc Hữu là một