Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Giúp các làng nghề vượt qua khó khăn

Sản xuất mây tre đan ở làng nghề Phú Vinh, huyện Chương Mỹ gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Dịch Covid-19 xảy ra khiến các làng nghề ở Hà Nội, nhất là các làng nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ gặp nhiều khó khăn. Các nghệ nhân làng nghề đang tranh thủ thời gian “rỗi việc” để tổ chức lại sản xuất, nâng cao tay nghề. Tuy nhiên, để giúp các doanh nghiệp làng nghề vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, rất cần có những biện pháp hỗ trợ cụ thể về tài chính. Tìm biện pháp thích ứng Xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm) là một trong những làng nghề lớn nhất nước ta, với 200 doanh nghiệp và khoảng 1.000 xưởng sản xuất. Khi chưa xảy ra dịch bệnh, mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe tấp nập ra, vào làng nghề để vận chuyển nguyên, vật liệu, cũng như xuất hàng. Sáng sớm và chiều tối, hàng đoàn người lao động từ các địa phương đến đây làm công. Mỗi ngày, Bát Tràng còn đón hàng nghìn lượt khách trong nước và quốc tế ghé thăm. Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, khi dịch bệnh xảy ra, khun

Chiếc mâm tre đặc biệt của người Bru - Vân Kiều

Biên phòng -  Đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều giữa đại ngàn Trường Sơn vẫn còn gìn giữ nghề đan lát với các sản phẩm đặc trưng như mâm tre, gùi, rổ, rá, mẹt, típ đựng cơm đi rừng… Những sản phẩm đan lát thủ công không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của đồng bào mà còn thể hiện mỹ tục, văn hóa truyền thống của dân tộc Bru-Vân Kiều. Trong đó, chiếc mâm tre (pa - điền - xang) được tạo tác kỳ công, bền chắc, đòi hỏi người chế tác phải có đôi bàn tay khéo léo. Đây là nếp xưa của người Bru - Vân Kiều được những nghệ nhân có tâm với văn hóa truyền thống gìn giữ trong nhịp sống hiện đại. Nghệ nhân Lê Hồng Na chế tác mâm tre truyền thống. Ảnh: Thanh Thuận Đối với người Bru - Vân Kiều nơi đại ngàn Trường Sơn, chiếc mâm tre là vật dụng gắn bó với đời sống của người dân từ bao nhiêu năm nay, chứng kiến những bước thăng trầm trong cuộc sống mỗi gia đình. Chiếc mâm tre được sử dụng để bày thức ăn, đựng cơm trong bữa ăn, bày mâm cỗ trong các dịp lễ hội, đặc biệt hơn hết là bày sính lễ trong ngày c

Tranh gói vải - di sản mỹ thuật truyền thống Nam bộ

Cách đây 4 năm, Bảo tàng Hà Nội có triển lãm 12 dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam. Sánh cùng những dòng tranh trứ danh, nức tiếng ở Bắc bộ và Trung bộ như tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống, tranh làng Sình… Nam bộ có tranh gói vải. Vì sao một dòng tranh không quá lâu đời lại được đánh giá cao như vậy? Đó là một hành trình dài kỳ công sáng tạo và lưu giữ của người Nam bộ. Tranh chân dung Chánh Lãnh Binh Võ Duy Tập thờ tại Đình Bình Thủy (Cần Thơ). ►Đặc sắc tranh gói vải Với người Nam bộ, nhất là người miền Tây, tranh gói vải không xa lạ. Cách nay ba, bốn chục năm, nhiều cụ già khi bước qua tuổi thất tuần, thường đón ghe dưới sông hoặc người xe đạp rao: “Ai tranh họa, tranh gói vải không?”. Các cụ ngồi trên ghế đẩu (hay ghế đai), yên tư thế cho nghệ nhân vẽ truyền thần lại khuôn mặt, dáng điệu. Thường là các cụ ngồi ở bàn giữa, nam tả nữ hữu: một tay để xuôi theo đùi, bàn tay chạm đầu gối; một bàn tay đặt lên bàn giữa. Khi đã họa xong, nghệ nhân mang v

Quách Thị Đa - nghệ nhân dân gian biểu diễn cồng chiêng tiêu biểu của vùng cao xứ Thanh

(Baothanhhoa.vn) - Về xã Cẩm Ngọc (Cẩm Thủy), khi nói đến các nghệ nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường nơi đây nói riêng và của huyện Cẩm Thủy nói chung không thể không nhắc đến nghệ nhân dân gian trình diễn cồng chiêng Quách Thị Đa. Nghệ nhân Quách Thị Đa truyền dạy sắc bùa cho các học trò. Nghệ nhân Quách Thị Đa (sinh năm 1959) sinh ra và lớn lên ở vùng quê có truyền thống về nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng. Những tiếng cồng chiêng đã gắn bó với bà ngay từ thuở ấu thơ khi được theo cha đi biểu diễn và dạy trình diễn cồng chiêng. Cũng từ đó, tiếng cồng, những làn điệu cồng và các bản nhạc dân tộc đã ghi sâu vào trí nhớ của bà, dần dần thuộc hết các bài cồng, từng giai điệu của các bài trình diễn. Bản thân cũng rất yêu thích và thực sự có một niềm đam mê lớn với sắc bùa của đồng bào dân tộc Mường nơi đây qua các lễ hội truyền thống hàng năm vào dịp đầu xuân và những khi có các sự kiện quan trọng của đ

Sức sống phong trào hát chèo truyền thống ở Nông Cống

(Baothanhhoa.vn) - Hát chèo là một trong những môn nghệ thuật truyền thống có tuổi đời nghìn năm, gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc ta. Những chiếu chèo luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong văn hóa của người Việt, nhất là khu vực phía Bắc. Tại Thanh Hóa, nghệ thuật hát chèo cũng xuất hiện và tồn tại từ rất lâu ở nhiều địa phương trong tỉnh như Quảng Xương, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Hà Trung... Tuy vậy, khi nói đến hát chèo cổ thì chắc rằng Nông Cống mới là nơi có lịch sử lâu đời nhất. Thi hát chèo truyền thống trên sông trong khuôn khổ lễ hội đền Mưng (xã Trung Thành). Nghệ thuật hát chèo cổ (hát chèo thờ) gắn với lễ hội đền Mưng, xã Trung Thành có lịch sử tồn tại đã gần 1.400 năm. Đây cũng là điểm nhấn đặc sắc nhất của lễ hội này, đã được gìn giữ và duy trì cho đến nay. Theo tìm hiểu từ các nghệ nhân ở xã Trung Thành: Chèo thờ làng Mưng bắt nguồn từ một câu chuyện cảm động. Làng vốn nằm ở hữu ngạn sông Lãng Giang (xã Trung Thành, Nông Cống). Đền Mưng thờ Thá

Nghệ nhân Lê Mỹ Cát, Nguyên Chủ tịch Danh dự của Hội Cây cảnh nghệ thuật Hà Nội: "Tôi yêu sinh vật cảnh đến hơi thở cuối cùng"

Nghệ nhân Lê Mỹ Cát, Cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên thành viên Ban Kinh tế Trung ương, Nguyên Chủ tịch Hội Cây cảnh nghệ thuật Hà Nội vừa về với tiên tổ ở tuổi 98 đã để lại niềm luyến tiếc vô hạn cho gia đình, người thân, đồng chí, đồng đội và những người yêu thiên nhiên, Sinh Vật Cảnh Thủ đô. Cụ Lê Mỹ Cát (người thứ 2 từ trái qua) với một số lão thành cách mạng tại cuộc hội ngộ năm 2006 Cách đây tròn 14 năm, vào dịp kỷ niệm Tết Thống nhất 30/4 năm 2006 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra cuộc gặp thân mật giữa cụ Lê Mỹ Cát với các cụ Nguyễn Văn Trân, Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Xứ ủy Bắc Kì; cụ Đỗ Phượng, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc TTXVN; cụ Cù Văn Chước, người giúp việc Bác Hồ tại Phủ Chủ Tịch cùng một số nhân sĩ trí thức tiêu biểu của miền Nam. Cuộc bàn luận của một số lão thành cách mạng hôm đó xung quanh chủ đề phát huy những giá trị từ phong trào Tết Trồng cây do Bác Hồ khởi xướng phát động những năm 60 của thế kỷ trước với tư

Về Dạ Trạch lắng lòng trong giai điệu Trống quân

(PLVN) - Hát trống quân ở Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) nghe rất mộc mạc, đơn sơ dựa trên nền thơ lục bát dung dị, dễ nhớ. Khi nghe ai cũng thấy lòng mình như tĩnh lại. Câu hát Tình yêu Trống quân là một làn điệu hát nhưng do các phong cách diễn xướng của từng địa phương mà nó có những phương thức khác nhau được biểu hiện qua âm nhạc và nội dung lời ca, hiện 3 vùng còn lưu giữ được nhiều làn điệu nhất là Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên), Thường Tín (Hà Nội) và Đức Bác (Vĩnh phúc).  Về Dạ Trạch hôm nay, được nghe các lão làng kể chuyện đánh giặc và câu chuyện Chử Đồng Tử, lại được thưởng thức điệu hát Trống Quân. Có lẽ tên gọi Trống Quân xuất phát từ các chiến tích của đội quân đánh giặc năm nào, đánh trống để hát mừng công chăng? Hiện nay, các nghệ nhân còn giữ được khoảng hơn 100 bản văn lời ca hát của trống quân Dạ Trạch. Hát trống quân thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội  ADVERTISEMENT Nhạc sĩ Thao Giang - Trung tâm phát triể