Chuyển đến nội dung chính

Tranh gói vải - di sản mỹ thuật truyền thống Nam bộ

Cách đây 4 năm, Bảo tàng Hà Nội có triển lãm 12 dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam. Sánh cùng những dòng tranh trứ danh, nức tiếng ở Bắc bộ và Trung bộ như tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống, tranh làng Sình… Nam bộ có tranh gói vải. Vì sao một dòng tranh không quá lâu đời lại được đánh giá cao như vậy? Đó là một hành trình dài kỳ công sáng tạo và lưu giữ của người Nam bộ.

Tranh chân dung Chánh Lãnh Binh Võ Duy Tập thờ tại Đình Bình Thủy (Cần Thơ).
►Đặc sắc tranh gói vải
Với người Nam bộ, nhất là người miền Tây, tranh gói vải không xa lạ. Cách nay ba, bốn chục năm, nhiều cụ già khi bước qua tuổi thất tuần, thường đón ghe dưới sông hoặc người xe đạp rao: “Ai tranh họa, tranh gói vải không?”. Các cụ ngồi trên ghế đẩu (hay ghế đai), yên tư thế cho nghệ nhân vẽ truyền thần lại khuôn mặt, dáng điệu. Thường là các cụ ngồi ở bàn giữa, nam tả nữ hữu: một tay để xuôi theo đùi, bàn tay chạm đầu gối; một bàn tay đặt lên bàn giữa. Khi đã họa xong, nghệ nhân mang về làm tranh gói vải, chừng 1-2 tháng thì đem hình lại giao. Các cụ hồi xưa thích hình thờ làm bằng tranh gói vải vì nhìn có thần, lại sang trọng, đẹp mắt. Nghệ nhân làm hình thờ bằng tranh gói vải còn thêm thắt chiếc tủ thờ bề thế, nền lát gạch bông, khung cảnh ngôi nhà lộng lẫy… Chính những yếu tố này mà các cụ rất thích, dù đôi khi gia cảnh ngoài đời không được như vậy!
Tranh gói vải còn xuất hiện nhiều ở các đình làng Nam bộ. Đình Bình Thủy ở Cần Thơ đang lưu giữ và thờ phượng nhiều tranh gói vải có giá trị lịch sử, nghệ thuật rất cao. Đó là chân dung các vị thần: Thần Nông, Nhạc, Lễ, Đinh Công Chánh Tôn Thần… cùng các vị danh nhân, anh hùng đất Việt: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trãi, Bùi Hữu Nghĩa, Võ Duy Tập… 
►Nguồn gốc 
   
Tranh gói vải Thần Nông thờ tại Đình Bình Thủy (Cần Thơ).
   
Theo cuốn “Sa Đéc xưa và nay” của tác giả Huỳnh Minh, do Cánh Bằng ấn tống năm 1971, ở Sa Đéc xưa, ngoài nghề trồng hoa kiểng, làm bột múc, thợ bạc… thì tranh gói vải cũng vang danh tứ xứ. Tác giả Huỳnh Minh đã tận mặt gặp nghệ nhân Trần Quang Huy, chủ nhân hiệu tranh gói vải “Thủy Tiên” nổi tiếng cả nước thời đó, tại tư gia, đường Trần Quốc Toản, Sài Gòn. Tranh Thủy Tiên nổi tiếng đến độ người ta gọi ông Huy là ông Thủy Tiên theo như bảng hiệu. Theo lời tác giả Huỳnh Minh: “Người sành thưởng thức nghệ thuật chân dung nổi trên lụa, hẳn đều nghe biết tên hiệu Thủy - Tiên đã lừng lẫy tiếng tăm ở Sa-đéc thuở nào”. Ông Trần Quang Huy là con trai của nghệ nhân Trần Quang Hiển với biệt tài vẽ tranh ngựa. Gia đình họ Trần này nổi tiếng với nghề vấn bông sáp, tức làm đồ mã, quả tử, bát liên kỵ thú… phục vụ đình đám hồi trước.
Nghề làm hình nổi trên lụa mà sau này gọi là tranh gói vải chính do ông Thủy Tiên sáng chế, từ năm 1948 tại Sa Đéc. Sự hấp dẫn kỳ thú của dòng tranh này nhanh chóng lan tỏa khi ông Thủy Tiên từng được Bộ Kinh tế thời đó cấp bằng sáng chế. Theo tạp chí Đồng Tháp xưa và nay (tập 61), trong thời gian làm nghề, ông Thủy Tiên đã làm tranh gói vải chân dung Đức Quốc vương Campuchia Norodom Suramarit và Hoàng hậu, được Hoàng gia Campuchia hết lời tán thưởng. Có lẽ vậy mà tác giả Huỳnh Minh trân trọng rằng, nếu không nhắc đến hiệu Thủy Tiên trong sách “Sa Đéc xưa và nay” là “một điều sót, và cũng phụ lòng một người đã có công với nền mỹ thuật nước nhà”. Nhưng ông Thủy Tiên ban đầu lại hết sức dè dặt trước lời đề nghị của tác giả Huỳnh Minh: “Ấy chết, trong thiên hạ còn thiếu chi người tài giỏi” và rằng: “Nếu được đời chẳng quên, âu cũng là một phần thưởng quý báu cho những ai phụng sự cho nghệ thuật”.
►Vinh danh một dòng tranh
Trở lại chuyện tranh gói vải vinh dự góp mặt trong triển lãm 12 dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam cách đây hơn 4 năm. Tư liệu của Bảo tàng Hà Nội ghi nhận, thuở ban đầu của tranh gói vải chỉ là sáng kiến của ông Thủy Tiên thay hình dán giấy bằng vải hoặc lụa trên những tấm trướng phúng viếng đám tang. Dần dà, ông Thủy Tiên nâng cấp thành một dòng tranh để phục vụ bà con, chủ yếu để thờ cúng. Càng về sau, tranh gói vải lại càng phát triển khi có tranh phong cảnh, tranh thế sự, chúc tụng… để phục vụ nhu cầu làm quà hiếu hỉ của bà con. Cách làm của tranh gói vải là người chế tác sẽ phác họa chân dung người, cây cỏ bằng nét vẽ rồi dùng bông gòn tạo hình trên giấy bìa cứng, sau đó dùng vải phủ lên và tạo nếp. Do kết hợp bằng đường vải, bột màu, bố cục vẽ nên tranh gói vải rất chân thật, sống động.

Vợ chồng nghệ nhân tranh gói vải Hồ Văn Tai.
Cách đây vài chục năm, nghệ nhân làm tranh gói vải khá nhiều, nhưng nổi trội nhất là ở Sa Đéc có hai nghệ nhân là truyền nhân của ông Thủy Tiên: ông Nguyễn Thành và ông Hồ Văn Tai. Chính vợ chồng nghệ nhân Hồ Văn Tai đã mang tranh gói vải triển lãm tại Hà Nội vào năm 2016. Từ sự ham thích dòng tranh độc đáo này, chúng tôi đã có lần tìm về Đồng Tháp để gặp đôi vợ chồng lão nghệ nhân.
Nghệ nhân Hồ Văn Tai năm nay đã 85 tuổi, ngụ tại ấp Tân Mỹ, xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Dù tuổi đã cao nhưng ngày ngày ông vẫn cùng vợ là bà Nguyễn Thị Bạch Thủy miệt mài sáng tác những bức tranh gói vải. Theo lời nghệ nhân Hồ Văn Tai, ông học tranh gói vải từ năm 16 tuổi từ một dịp tình cờ khi đến hiệu tranh Thủy Tiên để xin hồ dán. Bị những bức tranh gói vải cuốn hút, ông nghĩ đến chuyện học nghề này. Năm 1954, ông Tai theo ông Thủy Tiên xin học nghề. “Nghề tranh gói vải này, học là một chuyện, chủ yếu để biết cách làm, nhưng quan trọng nữa là sự sáng tạo của mình. Do là môn nghệ thuật, bởi vậy thành công hay không đòi hỏi người làm phải có thiên tư với lại bền chí” - ông Tai chia sẻ. Vậy nên cùng học với ông Tai cũng có nhiều người khác, nhưng không phải ai cũng học được và theo nghề đến cùng.
Cũng nhờ bền chí như vậy mà sau khi theo thầy lên Sài Gòn lập nghiệp, năm 1961, ông Tai mở hiệu tranh Trúc Lam của riêng mình, cũng nức tiếng xa gần. Ông Tai và bà Thủy ngoài tình chồng vợ còn có tình đồng nghiệp. Họ đồng điệu chế tác ra rất nhiều bức tranh như chân dung, tranh thờ, tranh nhân vật lịch sử, phong cảnh… Các loại khánh chúc, phong thủy hữu tình bằng tranh gói vải do đôi vợ chồng tài hoa này làm ra cũng rất được ưa chuộng. Đề tài thì mới nhưng ông Tai lại giữ nếp làm tranh gói vải từ xưa: vải lụa là vật liệu chính, khuấy hồ dán bằng hỗn hợp bột nếp pha bột gạo với phèn chua. Đường nét tạo bằng màu pastel và muội đèn để vẽ. Theo ông, dùng chất liệu này để làm tranh gói vải thì tuổi thọ của mỗi bức tranh lên đến 60 năm trở lên.
Từ thuở ông Thủy Tiên sáng lập nên loại hình tranh gói vải, tính đến nay chỉ mới 72 năm. Ông Thủy Tiên cùng bao thế hệ đi sau vẫn trọn lòng phụng sự nghệ thuật, làm thăng hoa và vinh diệu cho một dòng tranh đặc sắc Nam bộ.
.............................. 
* Tài liệu tham khảo:
- “Sa Đéc xưa và nay”, Huỳnh Minh, Cánh Bằng xuất bản, 1971;
- “Đồng Tháp xưa và nay” (tập 61), Hội Khoa học Lịch sử Đồng Tháp và NXB Hội Nhà văn liên kết ấn hành, 2018.
Bài, ảnh: Đăng Huỳnh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực hư lâu đài phủ gỗ, dát vàng 'từ đầu đến chân' của đại gia Việt 'mệnh Hỏa' đang gây sốt

  Không gian và nội thất trong căn nhà tráng lệ và sang trọng khiến nhiều người không khỏi tò mò về vị đại gia Việt "mệnh Hỏa" này. Gia thế người tổ chức đám cưới trong lâu đài dát vàng ở Ninh Bình Chủ nhân những tòa lâu đài nổi tiếng: 'Kẻ lên voi, người ngã ngựa' Lâu đài nghìn tỷ của đại gia xăng dầu đất Phú Thọ Mới đây, một tài khoản V.Nguyen đã chia sẻ hình ảnh về một căn biệt thự trên một nhóm Facebook khá nổi tiếng về nhà đẹp. Chỉ sau thời gian ngắn đăng tải, bộ ảnh của V.Nguyen nhận được 70.000 lượt yêu thích, hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ. Hiện tại, tốc độ lan truyền của hình ảnh căn nhà vẫn đang "nóng" trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Sở dĩ, các hình ảnh này nhận được sự quan tâm vô cùng lớn vì đó là một căn nhà được thiết kế cầu kỳ, quy mô và không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng cặn kẽ từng không gian và nội thất bên trong. Theo bài đăng, căn nhà hiện lên với phong cách cổ điển châu Âu. Trong đó, chất liệu gỗ chiếm đa số, từ cầ

Nhà sưu tầm trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối

  Nhà sưu tầm này đã dùng một thủ thuật mua hàng cực khéo léo khiến chủ nhân chiếc giường buộc phải bán cho ông. Trong giới sưu tầm cổ vật tại Trung Quốc, không ai là không biết cái tên Ma Weidu - nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục (Bắc Kinh). Ông Ma là một chuyên gia thẩm định với đôi mắt tinh tường, am hiểu các tác phẩm nghệ thuật cổ đại. Ông cũng thường xuyên xuất hiện trong các show truyền hình và được báo chí tôn vinh là "người sành đồ cổ nhất Bắc Kinh". Trong một chương trình truyền hình của đài CCTV, Ma Weidu đã kể lại hành trình sưu tầm vô cùng "kịch tính" của mình. Ma Weidu là nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục - một trong những bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc. Ảnh: Sohu Một lần nọ,  chuyên gia Ma Weidu ghé chơi nhà người quen và để ý thấy trong nhà có chiếc giường gỗ hoàng đàn. Gỗ hoàng đàn là loại gỗ cực kỳ quý hiếm tại Trung Quốc, chuyên được sử dụng làm đồ nội thất và lăng mộ quý tộc thời cổ đại. Cây gỗ hoàng đàn nổi tiếng bền bỉ, có thể tồn tại hà

Lê Ngọc Hữu - Nghệ nhân gỗ từ mộc mạc đến tinh tế

  Lê Ngọc Hữu - một doanh nhân trẻ thành công, tận tâm với nghề, luôn đặt giá trị của cộng đồng lên hàng đầu trong kinh doanh gỗ nguyên khối và lũa nhập khẩu.  Bình luận  0 Dân Việt trên     Bộ bàn ghế gỗ đinh hương giá hơn nửa tỉ đồng, chỉ đại gia mới dám chi tiền Tuyệt tác bộ bàn ghế gỗ trắc 17 món giá hơn 6 tỷ đồng của đại gia Hà Nội Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, hãy dấn thân vào những thử thách, trưởng thành từ những sai lầm, và đạt được những thành công vĩ đại hơn những gì bạn từng tưởng tượng - Lê Ngọc Hữu chia sẻ. Lê Ngọc Hữu - một người có niềm đam mê với gỗ (Ảnh NVCC) Lê Ngọc Hữu là một trong những nghệ nhân gỗ nổi tiếng tại Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Thuận, anh đã có niềm đam mê mãnh liệt với gỗ từ nhỏ. Được nuôi dưỡng trong môi trường làm nghề thủ công truyền thống của vùng đất miền Trung. Lê Ngọc Hữu đã tìm thấy đam mê và chính nó đã giúp anh trở thành một nghệ nhân gỗ tài ba. Sự hình thành và phát triển nghề thợ gỗ của Lê Ngọc Hữu Lê Ngọc Hữu là một