Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Gặp nghệ nhân ưu tú sáng tác ca khúc ‘Chúng ta chống dịch’ theo làn điệu dân ca xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Chỉ trong 1 đêm, nghệ nhân ưu tú Hà Quang Đức ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn đã cho ra đời tác phẩm “Chúng ta chống dịch” theo làn điệu dân ca xứ Nghệ. Dù chỉ mới xuất hiện trên mạng Facebook nhưng "Chung tay chống dịch" với ca từ gần gũi, dễ hiểu, giản dị, góp phần lan tỏa thông điệp sống tích cực, có trách nhiệm vì cộng đồng, chung tay đẩy lùi Covid-19 đã nhận được rất nhiều lượt yêu thích và chia sẻ.. Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước đặc biệt, trên địa bàn huyện Nam Đàn có 2 khu cách ly, người dân quê Bác đã lan tỏa tình yêu thương, đoàn kết chung tay đẩy lùi đại dịch này, nghệ nhân ưu tú Hà Quang Đức đã rất cảm kích trước tinh thần đồng lòng của người dân cũng như sự hy sinh của những người làm nhiệm vụ. Anh Hà Quang Đức được trao danh hiệu Nghệ nhân ưu tú Dân ca - ví giặm năm 2019. Ảnh: NVCC Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân chung tay đẩy lùi dịch bệnh, anh Đức mong muốn được góp sức mình

Giữ vững thương hiệu nghề thêu tay thủ công mỹ nghệ truyền thống

Nghệ nhân Nguyễn Thị Kim Chi, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV xã hội Agicham - Kim Chi chia sẻ, tiền thân của công ty là cơ sở hộ cá thể thành lập năm 1989 với số vốn chỉ 280.000 đồng (tương đương 1 chỉ vàng lúc bấy giờ và 10 người thợ). Năm 1996 chuyển đổi thành Hợp tác xã thêu may Kim Chi, có vốn điều lệ 1,1 tỷ đồng, với 18 thành viên và hơn 300 thợ gia công, doanh thu bình quân trên 3,5 tỷ đồng/năm. Năm 2018, Hợp tác xã chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV xã hội Agicham - Kim Chi. Từ khi thành lập đến nay, đơn vị luôn nghiên cứu thị hiếu của khách hàng để mỗi năm đưa ra hàng trăm mẫu hàng mới lạ, độc đáo, góp phần tăng uy tín cho thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh, làm hài lòng mọi khách hàng. Đồng thời, nâng cao tay nghề và năng suất công nhân. Nghệ nhân Nguyễn Thị Kim Chi chia sẻ: “Trước sự tràn lan sản phẩm tranh thêu chữ thập của Trung Quốc với nguyên liệu vải, chỉ không rõ nguồn gốc, để góp phần bảo tồn mũi thêu truyền thống của Việt Nam và tạo sự k

Giữ hồn dân tộc

(PLVN) - Công nghệ phát triển, nhiều làng nghề truyền thống Việt Nam ngày càng mai một, thấy rõ nhất là ở các nghề ươm tơ, dệt vải, rèn đúc, đan lát…  Nhiều nghệ nhân tìm cách khôi phục nghề làm tranh Đông Hồ. Đó như một quy luật tất yếu khi máy móc đã thay cho thủ công, cung ứng sản phẩm tiêu dùng hàng loạt cho xã hội. Nhưng cũng có một số làng nghề thủ công truyền thống khi mất đi khiến ta buồn thực sự. Đó là những làng nghề làm ra sản phẩm văn hóa, mang hồn cốt dân tộc, truyền thống lâu đời và phong vị dân gian sâu đậm mà tranh Đông Hồ là một dẫn chứng. Những phiên chợ quê ngày tết đã từ lâu lắm rồi không còn thấy những bức tranh Đông Hồ rộn rã sắc màu nữa. Người mang nặng tâm tư với văn hóa truyền thống buồn với nỗi buồn đầy tâm trạng đau đáu: “Mẹ con đàn lợn âm dương/Chia lìa trăm ngả/Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã/Bây giờ tan tác về đâu?” (Hoàng Cầm). ADVERTISEMENT Không thể trách cứ người tiêu dùng ngoảnh mặt với tranh Đông Hồ khi thị hi

"Giữ lửa" cho làng đan đát Phú Tân

Trải qua nhiều thăng trầm, nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực truyền nghề của các nghệ nhân làng nghề truyền thống của đồng bào Khmer xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng vẫn trụ vững và phát triển. Một trong những nhân tố tích cực phải kể đến Nghệ nhân Ưu tú Lâm Liếp. Ông là người đã có công giữ gìn và hiện đại hóa nghề đan đát truyền thống, tạo ra những mặt hàng mỹ nghệ được trưng bày ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Nghệ nhân Ưu tú Lâm Liếp tại gian trưng bày sản phẩm đan đát truyền thống. Giữa tháng 4, đến ấp Phước Quới, xã Phú Tân, từ xa chúng tôi đã nghe tiếng đục đẽo của cánh thợ làng. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống với nghề đan đát, nghệ nhân Lâm Liếp không ngừng tiếp thu kinh nghiệm từ người đi trước. Nhờ vậy, đến bây giờ ông là một trong những ít nghệ nhân còn giữ được cách đan các loại nông cụ xưa như gầu song, gầu giai, rổ, thúng, xà-ngom (dụng cụ để bắt cá), xà-ki (để xúc lúa), cần xé, chõng tre, bàn, ghế bằng tre… Những vật dụng do ô

Làng kèn xứ đạo Phạm Pháo: Làng nghệ sĩ

VOV.VN - Tiếng kèn như ngọn lửa hun đúc tình yêu của người Phạm Pháo với nghề làm kèn, nuôi dưỡng những tâm hồn nghệ sĩ nông dân mộc mạc. Theo thống kê, hiện nay tại toàn tỉnh Nam Định có trên 200 đội kèn đồng, đội ít là 30 tay kèn, đội nhiều khoảng 70 tay kèn. Ở các huyện ven biển và có tỷ lệ đồng bào Công giáo cao như Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Giao Thủy, 100% các xã đều có đội kèn đồng. Riêng huyện Hải Hậu có gần 100 đội kèn đồng, mỗi đội gồm 35 - 50 nhạc công. Trong đó, đoàn kèn hợp nhất giáo xứ Phạm Pháo, làng Phạm Pháo, được xem là đoàn kèn Tây lớn nhất với hơn 800 nhạc công, chia làm 12 hội kèn nhỏ. Đây được xem là đội kèn ra đời sớm nhất Nam Định, từ những năm 90 của thế kỷ trước.   Một làng quê trù phú với rất nhiều nghề truyền thống, nổi tiếng khắp xa gần: từ nghề mộc, sản xuất đồ mỹ nghệ, may công nghiệp, trồng cây cảnh… nhưng đặc biệt hơn cả là nghề làm kèn đồng và những đội kèn độc nhất vô nhị trên thế giới. Đó là làng Phạm Pháo, xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh N

Lo lắng của nghệ nhân H’Uôi Niê

Biết nghề dệt từ khi còn nhỏ, bà H’Uôi Niê (Amí Luynh) ở buôn Hằng Năm, xã Yang Mao (Krông Bông- Đắk Lắk) năm nay đã gần 80 tuổi và gắn bó với nghề dệt thổ cẩm hơn 60 năm. Do bị bệnh không đi lại được phải ngồi xe lăn nên đành phải rời xa khung dệt nhưng bà luôn đau đáu truyền dạy nghề cho các thế hệ trẻ.  Chị H’Rách Niê vẫn cần mẫn giữ gìn nghề dệt. Ảnh: Tùng Lâm. Amí Luynh tự mình dệt ra tấm vải thổ cẩm đầu tiên để may áo, váy khi mới hơn 10 tuổi. Lúc đó trong các buôn, làng đa số phụ nữ khi lớn lên đều biết dệt. Amí Luynh nhớ lại, trước đây người trong các buôn chủ yếu mặc trang phục truyền thống của người M’nông. Áo, váy ít khi phải mua mà chủ yếu do người phụ nữ trong nhà dệt vải rồi tự khâu may. Sợi dệt lúc đó cũng do người dân trong buôn tự trồng bông, xe sợi, nhuộm màu bằng các loại lá cây rừng rồi dệt thành vải. Mỗi khi thấy mẹ và các bà ngồi dệt, mình lại chú ý quan sát để học. Khi mẹ cho ngồi vào khung dệt, mình đam mê từ đó. Do có nhiều sáng tạo trong cách tạo đườn

Đẹp độc lạ: Bảo vật đàn violin 310 tuổi trị giá hơn 1.000 tỷ đồng

Được định giá 45 triệu USD, Messiah Stradivarius MacDonald trở thành chiếc đàn viloin đắt giá nhất hành tinh. Cây đàn violin Stradivarius MacDonald 310 năm gây sốt trên toàn  thế giới  không chỉ bởi độ tuổi siêu hiếm mà còn vì giá trị siêu khủng. Đại gia nào sẽ bỏ ra 1.062 tỷ đồng để mang một trong 10 chiếc violin Stradivarius còn sót lại về tủ trưng bày của mình? MacDonald là tên gọi được chủ nhân trước đặt cho cây đàn, cây đàn độc nhất này được làm bởi Antonio Stradivari, nhà chế tạo nhạc cụ vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Cây đàn violin Stradivarius MacDonald 300 năm tuổi được định giá tới 45 triệu USD Không kém cạnh so với đàn anh, cây vĩ cầm Messiah Stradivarius của bậc thầy người Ý này đã chế tác cách đây 304 năm cũng khiến giới nghệ sĩ violin trên toàn thế giới phải ước ao. Trong danh sách 12 cây đàn vĩ cầm (violin) đắt nhất mọi thời đại, cây đàn violin Messiah Stradivarius đứng ở vị trí số 2 với mức giá mà nhiều người nhận xét là "báu vật của giới nghệ sĩ v