Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Xúc tiến hợp tác và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Bắc Âu

Được sự hỗ trợ của Cơ quan xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI), Cơ quan xúc tiến hợp tác đối tác Phần Lan (Finnpartnership), Liên đoàn các doanh nghiệp Na Uy (Virke), Trường thiết kế công nghiệp thuộc Đại học tổng hợp Lund Thụy Điển và Hiệp hội các nhà thiết kế và thủ công mỹ nghệ Thụy Điển, Trung tâm xúc tiến thương mại thuộc Sở Công Thương Thành phố Hà Nội và Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) đã tổ chức đoàn doanh nghiệp thuộc khu vực Thành phố Hà Nội sang Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và Hà Lan từ ngày 2/3 đến ngày 13/3/2015 để trưng bày, giới thiệu tiềm năng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam tới các cơ quan và đối tác doanh nghiệp sở tại. Toàn bộ các sản phẩm mang sang trưng bày giới thiệu tại các nước Bắc Âu lần này là các sản phẩm đã được sản xuất và hoàn thiện theo sự trợ giúp về kỹ thuật thiết kế của các chuyên gia Châu Âu, trong đó có các chuyên gia của Trường thiết kế công ngh

Hành trình khởi nghiệp của cô gái đưa nghề thủ công mỹ nghệ vào sản xuất giày dép

Bằng việc đưa nghề thủ công mỹ nghệ vào sản xuất giày dép thời trang, Quỳnh Anh vừa bảo tồn nghề mộc truyền thống, vừa tạo sự khác biệt cho giày, dép thời trang. Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, Giám đốc Cty TNHH MTV Sản xuất Thương Mại và Dịch vụ Xưa, giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế với ý tưởng đưa nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống vào sản xuất giày dép thời trang. “4 năm trước, tôi đã nảy ra ý tưởng ấy. Tôi đọc nhiều tài liệu, đi thực tế tìm hiểu nhiều nơi thì thấy rằng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống ở trong nước và riêng tỉnh Thừa Thiên Huế đang thoái trào. Là phụ nữ, tôi đi những đôi giày dép, thấy rằng chúng chưa có tạo hình hoa văn ở phần đế cho đẹp hơn, khác biệt", Quỳnh Anh kể. Phát hiện đó thôi thúc cô đưa nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống vào ngành sản xuất giày dép thời trang để làm rạng danh nghề mộc truyền thống và tạo sự khác biệt cho ngành giày dép thời trang. Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, Giám đốc Cty TNHH MTV Sản xuất Thương Mại và Dịch

Hàng thủ công mỹ nghệ “lột xác” nhờ thiết kế

NDĐT – Rời khỏi những tạo hình đơn giản, thô sơ ban đầu, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ở nhiều làng nghề đã trở nên lột xác, mang một dáng vẻ bắt mắt, và trở thành món đồ thời thượng được bán với giá cao hơn rất nhiều với các thương hiệu nước ngoài. Giới thiệu sản phẩm thiết kế theo đơn đặt hàng từ Nhật Bản tại doanh nghiệp Việt Quang. Sản phẩm thủ công “lột xác” Cơ sở của anh Vũ Thanh Liêm, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hahanco, làng nghề sừng Thụy Ứng, huyện Thường Tín, Hà Nội là một trong số không nhiều cơ sở sản xuất ký hợp đồng chế tác đồ trang sức với thương hiệu nổi tiếng Hermes. Nhiều sản phẩm được thực hiện theo thiết kế của Hermes đẹp đến ngỡ ngàng, đến mức nếu không nói ra thì không ai nghĩ được chúng lại xuất phát từ ngôi làng nhỏ bé ven đô Hà Nội. Những chiếc vòng tay, vòng cổ, hoa tai đẹp trau chuốt, kiểu dáng sang trọng, màu sắc nhã nhặn và bắt mắt được treo trong căn phòng giới thiệu sản phẩm bé nhỏ ven đường của gia đình anh, mà khách đến xe

Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ: Gặp khó vì thiếu nguyên liệu

Theo thống kê, TP Hà Nội hiện có 47 nghề trong tổng số hơn 100 nghề truyền thống của cả nước, có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Với kim ngạch xuất khẩu lên đến hàng trăm triệu USD/ năm, nhu cầu nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cho nhóm ngành thủ công mỹ nghệ (TCMN) là rất cấp bách... Sản phẩm mây tre đan xuất khẩu ở làng nghề Phú Túc, huyện Phú Xuyên. Ảnh: Hải Linh Thiếu nguyên liệu, khó đáp ứng đơn hàng lớn Theo báo cáo từ các quận, huyện, thị xã, tổng doanh thu từ 305 làng nghề truyền thống và các làng có nghề đạt trên 20.000 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội tính đến hết tháng 9 năm 2018 đạt 154 triệu USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2017. Theo số liệu báo cáo của phòng kinh tế các huyện, thị xã của TP Hà Nội, toàn TP có gần 5.000 DN, hợp tác xã, hộ sản xuất hoạt động trong 11 làng nghề truyền thống sơn mài, khảm trai được công nhận; bình quân mỗi hộ sản xuất tiêu thụ khoảng 1,5 tấn nguyên liệu/tháng (gồm các loại như tre

Đẹp nghề thổ cẩm Chăm

Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) là một làng cổ độc đáo của người Chăm, nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm. Phụ nữ Chăm hầu như ai cũng được dạy dệt vải, nhưng chỉ có ở Mỹ Nghiệp, nghề này mới thăng hoa.   Dệt thổ cẩm dạng khung tấm được nhiều phụ nữ Chăm sử dụng nhất vì tiện dụng trong cách dệt và đa dụng với sản phẩm Mẹ truyền con nối   Làng Mỹ Nghiệp hay Nha Tranh, có tên tiếng Chăm là Chakeng thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Làng nằm về phía nam trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng chín cây số. Mỹ Nghiệp (nghề đẹp) là tên mới được đặt cho làng từ thời vua Bảo Đại.   Đây là đất văn vật của vương quốc Champa cổ mà tên còn được tìm thấy trên bia kí. Tương truyền rằng ông bà nuôi của Pô Klong Girai, vị vua trị vì vương quốc vào thế kỉ thứ XII đã sinh ra ở đất này. Chakleng hội đủ yếu tố địa linh sinh nhân kiệt. Bởi là một làng cổ nên khu vực xung quanh làng tập trung nhiều di tích lịch sử giá trị. P

Nghề dệt chiếu Uzu ở vùng đất Tân Châu, An Giang

Những chiếc chiếu không được dệt bằng sợi ny-lon, lác, lục bình hay dây chuối hột… mà được dệt bằng Uzu, loại cây được trồng ở Campuchia. Nghề dệt chiếu Uzu hình thành hơn chục năm gần đây, góp phần làm nên diện mạo mới cho nghề dệt chiếu truyền thống ở vùng đất Tân Châu An Giang). Theo Phòng Kinh tế TX. Tân Châu, hiện địa phương có 4 cơ sở dệt chiếu Uzu, là: Tân Châu Long, Trung Nghĩa, Phương Hà và Tài Thọ với hơn 70 lao động (LĐ) làm việc thường xuyên. Trung bình mỗi cơ sở sản xuất được khoảng 200 chiếc chiếu/ngày, thu nhập bình quân mỗi LĐ từ 2,5-3,2 triệu đồng/tháng. Để tạo điều kiện cho nghề dệt chiếu Uzu phát triển, những năm qua, TX. Tân Châu đã hỗ trợ vốn vay theo cơ chế ưu đãi lãi suất cho hoạt động ngành nghề nông thôn, thông qua các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các cơ sở phát triển. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, tổ chức đào tạo để nâng cao tay nghề cho LĐ, hỗ trợ đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia hội c

Khôi phục làng nghề- hướng tới 'mỗi làng một nghề'

Vĩnh Long hiện có gần 80 làng nghề có nghề và làng nghề, giải quyết việc làm cho gần 50 ngàn lao động. Mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm ở các ngành nghề đạt gần 35 triệu đồng. Từ kết quả tích cực này, những năm gần đây đã có nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề phát triển, từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu riêng cho từng sản phẩm của làng nghề. Làng nghề Tàu hủ ky (TX Bình Minh) giải quyết tốt lao động nông thôn. Làng nghề truyền thống mai một Theo Sở Công thương, toàn tỉnh hiện có khoảng 87 làng nghề có nghề và làng nghề. Trong đó, 29 làng nghề và nghề truyền thống đã được công nhận với số lao động gần 9.000 người. Vĩnh Long cũng là địa phương có làng nghề đa dạng với nhóm nghề tiêu biểu như; làng nghề bánh tráng cù lao Mây (Trà Ôn), làng nghề tàu hủ ky (Bình Minh), làng nghề đan thảm lục bình (Tam Bình), làng nghề trồng lác và chế biến sản phẩm từ cây lác (Vũng Liêm), làng nghề sản xuất gạch, gốm mỹ nghệ (Long Hồ, Mang