Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đẩy mạnh hoạt động khuyến công nhằm phát triển sản phẩm làng nghề

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 153 làng nghề. Năm 2017, tổng giá trị sản xuất của khu vực làng nghề đạt 160 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 30,6 triệu đồng/người/năm. Các làng nghề có đầu ra ổn định, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng và xuất khẩu, thu hút hơn 20.000 lao động. Với sự tham gia tích cực của các ngành, tổ chức, cá nhân, hoạt động khuyến công của Nghệ An thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Hơn 10 năm qua, chương trình đã khuyến khích nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) mạnh dạn đầu tư kinh phí hàng trăm tỷ đồng để thực hiện các nội dung nhằm phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nước mắm Vạn Phần - đặc sản của Nghệ An. Ảnh: Internet Năm 2017, khuyến công Nghệ An được giao 5,327 tỷ đồng kế hoạch kinh phí, trong đó khuyến công Quốc gia 1,2 tỷ đồng, khuyến công địa phương 4,127 tỷ đồng. Từ nguồn vốn trên, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Nghệ An đã thực hiện nhiều đề án th

Triển lãm Tơ lụa, thổ cẩm và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Belarus

Từ ngày 11-18.6, Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Triển lãm “Tơ lụa, thổ cẩm và thủ công mỹ nghệ Việt Nam” tại Thủ đô Minsk, nước Cộng hòa Belarus. Triển lãm nằm trong khuôn khổ sự kiện Ngày Văn hóa Việt Nam tại Belarus. Theo đó, Việt Nam sẽ giới thiệu nghề dệt lụa thông qua các tà áo dài, các tấm khăn lụa, các dải lụa...cùng trang phục thổ cẩm của các dân tộc với mong muốn bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam với những sắc thái và bản sắc văn hóa riêng cần được gìn giữ và bảo tồn. Hình minh họa (Nguồn: Internet) Đồng thời, trưng bày khoảng 40 - 50 sản phẩm sơn mài ứng dụng như: bình, hộp trang sức, khay, bát, đĩa, hài, guốc sơn mài... thể hiện vẻ đẹp phong phú, tinh xảo. Ngoài ra triển lãm còn giới thiệu khoảng 30 - 50 sản phẩm mây tre có kỹ thuật đan khác nhau, vừa mang tính nghệ thuật cao và mang tính ứng dụng trong cuộc sống, như: chao đèn nghệ thuật, giỏ mây, lồng bàn, khay, bình... Hình minh họa (Nguồ

Lao đao ngành thủ công mỹ nghệ

Trong khi nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang thu về những thành tích khá tốt trong 6 tháng đầu năm 2018, thì nhóm ngành thủ công mỹ nghệ (TCMN) vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, nhiều chủ DN rơi vào cảnh “bỏ thì thương, mà vương thì tội”.  ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Quốc Hùng, Giám đốc Công ty mỹ nghệ Kim Bôi.  PHÓNG VIÊN: -  Ông có thể chia sẻ tình hình sản xuất, xuất khẩu mặt hàng TCMN của Kim Bôi cũng như tình hình chung của ngành?   Thực tế những con số kim ngạch xuất khẩu mà truyền thông hay đưa là nhóm ngành TCMN mang về mỗi năm hàng tỷ USD, theo tôi cũng có sự trùng lắp trong khi thống kê. Chẳng hạn như mặt hàng thêu vừa đưa vào ngành dệt may lại vừa đưa vào TCMN hay như bàn tủ chạm gỗ thống kê bên gỗ rồi lại đưa cả sang TCMN… Ông ĐẶNG QUỐC HÙNG: -  Xuất khẩu ngành TCMN trong 6 tháng đầu năm nay tăng trưởng rất thấp. Trừ một số ít DN lớn có đầu tư công nghệ kết quả còn khả quan, chứ phần đông các DN sản xuất nhỏ, dùng lao động nhiều hết sức khó

Việt Nam đưa hàng mỹ nghệ, sơn mài tới Hội chợ thủ công mỹ nghệ ASEAN

Đoàn Việt Nam đã mang tới Hội chợ Thiết kế thủ công mỹ nghệ ASEAN 2016 một số tác phẩm mỹ nghệ, sơn mài đặc sắc, được đông đảo khách tham quan đánh giá cao. Khu vực trưng bày của đoàn Việt Nam thu hút đông đảo khách tham quan (Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines) Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines cho biết, ngày 20/10 tại Trung tâm Thương mại Quốc tế, thủ đô Manila của Philippines đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Thiết kế thủ công mỹ nghệ ASEAN 2016, do Hiệp hội thúc đẩy phát triển ngành thủ công ASEAN (AHPADA) phối hợp với Cơ quan Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Philippines (PHILSMED) đồng tổ chức. Ngoài khu vực trưng bày và tiếp thị các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước chủ nhà, Hội chợ năm nay cũng dành ra một không gian đặc biệt để tôn vinh các tác phẩm do các nghệ nhân tiêu biểu của 5 quốc gia ASEAN bao gồm Indonesia, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam thực hiện. Dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự sự kiện lần này là Tiến sĩ Trương Phi Đức, Hiệu trưởng Trư

Sôi động Hội chợ Quà tặng thủ công mỹ nghệ tháng 10 ở Hà Nội

Người dân và giới kinh doanh Hà Nội đã quen thuộc với những hoạt động giao thương, trưng bày, quảng bá các sản phẩm quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) vào thời điểm giữa tháng 10. Nhưng năm nay, cũng không mấy người biết, các hoạt động trưng bày, giao thương quà tặng TCMN sẽ còn sôi động, hấp dẫn hơn nhiều các năm trước.  Hanoi Gift Show 2017 sẽ diễn ra từ ngày 17/10-20/10 Nhiều bất ngờ mới Trong các sự kiện thương mại cuối năm ở Thủ đô Hà Nội, các hoạt động đã có tính chất thường niên về trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm TCMN của làng nghề Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước và của các nghệ nhân Việt Nam là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất, thu hút sự quan tâm của hàng ngàn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng TCMN cũng như hàng vạn người dân Thủ đô. Điều này có thể thấy, các Hội chợ Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) Hà Nội do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức trong những năm qua luôn rất sôi động, thu hút hàng vạn lượt khách tới tham qua

Tìm hướng xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Hà Nội có gần 1.000 làng nghề thủ công mỹ nghệ, nhưng không phải doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nào cũng có điều kiện tiếp cận bạn hàng nước ngoài, giới thiệu sản phẩm và ký kết hợp đồng xuất khẩu. Do đó, thành phố đặc biệt chú trọng công tác xúc tiến giao thương, tổ chức các kỳ hội chợ quốc tế, nhằm tạo cầu nối cho hàng thủ công mỹ nghệ vươn ra thị trường quốc tế. Không giống như những hội chợ bán hàng đơn thuần, sáu năm nay Hội chợ quốc tế quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội (Hà Nội Giftshow) đã trở thành điểm đến quen thuộc của hàng trăm nhà nhập khẩu nước ngoài. Họ đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như: Mỹ, Nhật Bản, Nga, Đài Loan (Trung Quốc), Xin-ga-po,... và một số nước châu Âu, nhằm tìm kiếm những sản phẩm độc đáo, những cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có thể đáp ứng các đơn đặt hàng. Hội chợ năm nay với 650 gian hàng của 250 doanh nghiệp đã tiếp đón gần 600 doanh nghiệp nước ngoài đến tham quan, giao dịch, ký kết hợp đồng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thủ công mỹ nghệ của doanh nghiệp Việt

Hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta đang bị tụt bậc do mẫu mã đơn điệu, giá thành cao hơn so với một số nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc… Ngày 5/9, tại tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thương hiệu làng nghề (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành thủ công mỹ nghệ trong điều kiện hội nhập với sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các sở, ngành và đại diện một số Hiệp hội Làng nghề, làng nghề, hợp tác xã cùng đông đảo các nghệ nhân trong và ngoài tỉnh. Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, ông Đặng Huy, Trưởng ban Nghiên cứu Phát triển Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, thủ công mỹ nghệ của nước ta là một trong số ngành được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển bền vững, xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao. Hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta đang bị tụt bậc do mẫu mã đơn điệu. Ảnh minh họa: Đình Huệ/TTXVN Tuy nhiên, hiện nay hàng thủ