Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Men sứ ngọc bích tạo cho Thanh sứ một vẻ đẹp tự nhiên vĩnh cửu

Thanh sứ được biết đến là “tuyệt phẩm sứ”, là sản phẩm sứ tốt nhất, nó đã trở thành dòng sản phẩm gốm sứ sớm nhất, từ 3.000 năm trước  vào thời kì Hạ Thương. Thanh sứ cũng là đồ gốm sứ nguyên thủy được sản xuất chủ yếu. Trong thời hậu kì Đông Hán, công nghê nung gốm sứ đã đạt đến kỹ thuật thành thục, nhiệt độ nung có thể lên đến chừng 1.300℃, màu men rất sáng và thanh, men kết hợp với gốm thuần rất chặt chẽ. Các thủ pháp trang trí và đề tài trang trí chủ yếu vẫn theo những đồ sứ nguyên thủy. Các loại màu sắc của bátThanh sứ – Thời Nam Tống (Ảnh: zhlbl) Đồ sứ được thoát thai từ gốm, phát minh của sứ là từ những kinh nghiệm nung đốt gốm trắng và gốm in hoa văn của người Trung Hoa thời cổ đại, từng bước từng bước dần dần được hình thành. Giữa thời nhà Thương, Trung Hoa xuất hiện thời kỳ đầu tiên về đồ sứ. Trong quá trình nung lớp thân với công nghệ thuở xưa, lớp men vẫn còn thô ráp xù xì, và cũng vì được nung trong một nhiệt độ khá thấp nên nó được gọi là “sứ nguyên thủy”.  “Sứ

Những cổ vật quý giá tinh xảo nhất của nhân loại (Phần 3): Đồ đồng tráng men Cảnh thái lam

Tám loại cổ vật tuyệt vời nhất thuộc về nước Yên (Thời Chu, ngày nay thuộc phía Hà Bắc và phía nam Liêu Ninh, Trung Quốc), bao gồm: Hoa khảm, khảm nạm sơn kim, đồ men Cảnh thái lam, ngọc bội, chạm khắc ngà voi, sơn khắc, thảm hoàng cung, và thêu thủ công. Tám tuyệt kỹ nghệ thuật thủ công này đã hấp thu hết thảy tinh hoa của nghề thủ công dân gian; đến thời Thanh triều đã lên đến đỉnh cao, cũng dần dần hình thành một trường phái nghệ thuật đặc sắc trong cung đình gọi là “Kinh tác”. Hết thảy đều thiện mỹ, chỉ có thể chiêm ngưỡng, không thể nói lên lời. Đôi nét về đồ đồng tráng men Cảnh thái lam Đồ đồng tráng men Cảnh thái lam là một trong những sản phảm thủ công mỹ nghệ trứ danh của Trung Hoa, tên gốc của nó là “Đồng thai cáp ti pháp lang” (men tráng cẩm thạch đồng), tên tục là “Pháp lam”, hay “Khảm pháp lam”. Đồ tráng men Cảnh thái lam sử dụng những sợi tơ mỏng bằng đồng mềm mại làm thành những loại hoa văn, sau đó đưa men sứ cẩm thạch cùng với những hoa văn làm từ đồng nung

Những cổ vật quý giá tinh xảo nhất của nhân loại (Phần 2): Khảm nạm sơn kim

Khảm nạm sơn kim chính là sơn và dát vàng lên trên bề mặt đồ vật, sau đó sử dụng các kỹ thuật công nghệ khảm nạm khác nhau. Khảm nạm sơn kim thuộc tám loại cổ vật tuyệt vời nhất thuộc về nước Yên Thời Chu, bao gồm:  Hoa khảm , khảm nạm sơn kim,  đồ men cảnh thái lam , ngọc bội, chạm khắc ngà voi,  sơn khắc , thảm hoàng cung, và thêu thủ công Tám tuyệt kỹ nghệ thuật thủ công này đã hấp thu hết thảy tinh hoa của nghề thủ công dân gian; đến thời Thanh triều đã lên đến đỉnh cao, cũng dần dần hình thành một trường phái nghệ thuật đặc sắc trong cung đình gọi là “Kinh tác”. Hết thảy đều thiện mỹ, chỉ có thể chiêm ngưỡng, không thể nói lên lời. Khảm nạm sơn kim “Khảm nạm sơn kim” là loại hình nghệ thuật thủ công đưa các nguyên vật liệu khác nhau gắn lên bề mặt của một đồ vật bằng gỗ để trang trí cho đồ vật đó . Vật liệu có thể là “kim” là những miếng vàng, bản vàng, lá vàng hay những mảnh vụn của vàng. “Sơn” là chỉ nước sơn thiên nhiên truyền thống. Còn khảm nạm chính là chỉ việc

Những cổ vật quý giá tinh xảo nhất của nhân loại (Phần 1): Hoa Khảm

Hoa khảm hay còn được gọi là công nghệ tế kim, đem các sợi đồng, vàng, bạc làm thành những sợi mỏng như tơ như tóc, sau đó được uốn cong thành hoa văn hoặc bện lại cùng nhau. Đằng sau mỗi món đồ hoa khảm tuyệt đẹp là một quy trình thủ công khó khăn, vất vả, cùng biết bao mồ hôi của những nghệ nhân tâm huyết. Tám loại cổ vật tuyệt vời nhất thuộc về nước Yên (Thời Chu, ngày nay thuộc phía Hà Bắc và phía nam Liêu Ninh, Trung Quốc), bao gồm: Hoa khảm, khảm nạm sơn kim, đồ men cảnh thái lam, ngọc bội, chạm khắc ngà voi, sơn khắc, thảm hoàng cung, và thêu thủ công. Tám tuyệt kỹ nghệ thuật thủ công này đã hấp thu hết thảy tinh hoa của nghề thủ công dân gian; đến thời Thanh triều đã lên đến đỉnh cao, cũng dần dần hình thành một trường phái nghệ thuật đặc sắc trong cung đình gọi là “Kinh tác”. Hết thảy đều thiện mỹ, chỉ có thể chiêm ngưỡng, không thể nói lên lời. Những cổ vật thượng hạng của đất nước Trung Hoa này thể hiện: t inh xảo mỹ cảm cùng yên tĩnh siêu nhiên; l à cảnh giới tố