Chuyển đến nội dung chính

Những cổ vật quý giá tinh xảo nhất của nhân loại (Phần 2): Khảm nạm sơn kim

Khảm nạm sơn kim chính là sơn và dát vàng lên trên bề mặt đồ vật, sau đó sử dụng các kỹ thuật công nghệ khảm nạm khác nhau. Khảm nạm sơn kim thuộc tám loại cổ vật tuyệt vời nhất thuộc về nước Yên Thời Chu, bao gồm: Hoa khảm, khảm nạm sơn kim, đồ men cảnh thái lam, ngọc bội, chạm khắc ngà voi, sơn khắc, thảm hoàng cung, và thêu thủ công
Tám tuyệt kỹ nghệ thuật thủ công này đã hấp thu hết thảy tinh hoa của nghề thủ công dân gian; đến thời Thanh triều đã lên đến đỉnh cao, cũng dần dần hình thành một trường phái nghệ thuật đặc sắc trong cung đình gọi là “Kinh tác”. Hết thảy đều thiện mỹ, chỉ có thể chiêm ngưỡng, không thể nói lên lời.

Khảm nạm sơn kim

“Khảm nạm sơn kim” là loại hình nghệ thuật thủ công đưa các nguyên vật liệu khác nhau gắn lên bề mặt của một đồ vật bằng gỗ để trang trí cho đồ vật đó . Vật liệu có thể là “kim” là những miếng vàng, bản vàng, lá vàng hay những mảnh vụn của vàng. “Sơn” là chỉ nước sơn thiên nhiên truyền thống. Còn khảm nạm chính là chỉ việc đem các loại ngọc thạch, xương thú, sừng trâu v.v. điêu khắc thành các sự vật, chim hoa, hoa văn, rồi khảm trên bề mặt gỗ đã sơn.
Định nghĩa khảm nạm sơn kim này được đề xướng bởi người truyền thừa tên Bách Đức Nguyên. Đơn giản mà nói, khảm nạm sơn kim chính là sơn và dát vàng lên trên bề mặt đồ vật, sau đó sử dụng các kỹ thuật công nghệ khảm nạm khác nhau. Từ đó thấy rằng, các đồ vật được áp dụng công nghệ này không bị bó hẹp, sẽ có nhiều kiểu dáng với tính thẩm mỹ nổi bật.
Có thể coi đây là một loại hình sơn mài truyền thống Trung Hoa, “khảm nạm sơn kim”, nếu tính từ thời kỳ sơ khai nhất, có thể đã có đến hơn 8.000 năm lịch sử. Nghệ thuật này cụ thể dựa trên bốn kỹ thuật chính, bao gồm: vẽ hoa văn màu, điêu khắc và lấp đầy, khắc khôi, và khảm nạm. Chúng ta sẽ lần lượt đi qua từng kỹ thuật.

Vẽ hoa văn màu

Đúng như tên gọi, đây chính là lấy các loại sơn mài khác nhau và bột phấn vàng hay bạc làm chất màu, tiến hành vẽ trên nền sơn mài. Lược bớt đi những màu sắc sơn khác nhau và bột phấn vàng, tuy cũng gọi là khảm nạm sơn kim, trên thực tế dùng chủ yếu nhất chỉ có vàng. Vàng cũng được chia thành các loại, như: nhũ vàng, thêu hoa văn bằng kim tuyến v.v. Dùng sơn vàng vẽ tỉ mỉ theo những đường viền, tổ hợp trên bề mặt của vật. Sau khi vẽ xong có thể áp dụng sơn mài màu đen để mô tả chi tiết hơn và làm rõ hình ảnh vừa vẽ. Cách làm này khiến cho đồ vật tỏa một khí phách hoàng gia, trông vô cùng tự nhiên.

Điêu khắc và lấp đầy

Thực ra điêu khắc và lấp đầy cũng có thể xem như “thêm hoa” trên hoa văn đã được khảm. Kỹ thuật này sử dụng một con dao để khắc vòng quanh thành đường rãnh trên hình phác thảo của bức tranh, sau đó được lấp bằng những bột phấn vàng, gọi là “thương kim”. Điêu khắc và lấp đầy trong khảm nạm sơn kim không giống với kỹ thuật hoa văn màu bên trên, các hình dạng hoa văn được điêu khắc khi quan sát sẽ thấy những đường nét sống động hơn. Kỹ thuật điêu khắc này rất tinh tế, thậm chí có thể chính xác đến từng kết cấu của lá cây, chim muông hay thú vật, dường như nó có thể khắc các chi gân mạch của vạn vật, cho nên loại điêu khắc này còn được gọi là “xẻ gân”.

Khắc khôi

Khắc khôi là một biến thể của điêu khắc và lấp đầy. Cũng là khắc, nhưng điêu khắc và lấp đầy chỉ khắc đến tầng lớp sơn, khắc khôi là khắc ở tầng sâu nhất có thể của đồ vật. Điêu khắc và lấp đầy chỉ khắc các đường tuyến, khắc khôi là khắc cả mặt (diện). Bởi vì khắc khôi rất sâu nên hoa văn sẽ luôn thấp hơn bề mặt ngoài, tạo hiệu quả giống như khắc gỗ.

Khảm nạm

Cuối cùng là khảm nạm, cực kì dễ hiểu, chính là đem các vật liệu quý giá đã được đánh bóng theo màu sắc và chạm khắc, sau đó lắp ghép vào thành một bức tranh hoàn chỉnh, rồi khảm vào một bộ khung có sẵn. Các khung vỏ bên ngoài cũng làm từ vật liệu tốt, được gọi là “loa điền tương khảm“; nếu bộ khung này được làm từ mã não, ngọc bích, đá núi cao tuổi, hay thanh điền thạch thì được gọi là “bách bảo khảm“.
Khi chế tác khuôn mặt người trong thời cổ đại, các nghệ nhân thường sử dụng ngà voi, nhưng hiện nay họ đã đổi qua dùng xương trâu, vì ngà voi là một nguyên liệu bị cấm buôn bán trao đổi. Có thể thấy rằng trình độ nghệ thuật không liên quan nhiều lắm đến vật liệu, chỉ cần dụng tâm và khéo léo của nghệ nhân. Trong khi khảm vào khung vật liệu, còn có thể khảm thêm một lần nữa thành một khung khác, được gọi là “kiều khảm“, lại là một loại “thêm gấm thêm hoa” cho sản phẩm.

Ứng dụng của khảm nạm sơn kim

Bức bình phong “Hoa quan quần phương” đặt tại đại điện Sướng Âm Các tại Tử Cấm Thành
Tuy công nghệ khảm nạm sơn kim được phân chia thành ngọc thạch khảm nạm, thái thạch khảm nạm, loa điền khảm nạm, bách bảo khảm nạm, nhưng những công nghệ này có thể sử dụng đơn độc, cũng có thể vận dụng kết hợp lại với nhau để thể hiện một nghệ thuật đầy màu sắc.
Có hàng ngàn loại đồ khảm nạm sơn kim, chẳng hạn như xe ngựa, đồ dùng trong nghi lễ, đồ dùng hoàng thất, bình phong bảng hiệu, bàn ghế hay hộp đựng. Tất cả đều thể hiện thần khí của những báu vật, thể hiện bầu không khí vinh hoa tráng lệ trong hoàng thất, đậm hương vị kinh thành.
Khảm nạm sơn kim là kỹ nghệ phức tạp đến cực độ, tinh tế đến cực độ, tạo ra sự tươi sáng với một vẻ đẹp ngoạn mục. Vẻ đẹp phức tạp của khảm nạm sơn kim là khám phá giới hạn trên của sự phức tạp và đẹp đẽ thượng hạng.
Theo sohu.com
Ảnh trong bài: sohu.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực hư lâu đài phủ gỗ, dát vàng 'từ đầu đến chân' của đại gia Việt 'mệnh Hỏa' đang gây sốt

  Không gian và nội thất trong căn nhà tráng lệ và sang trọng khiến nhiều người không khỏi tò mò về vị đại gia Việt "mệnh Hỏa" này. Gia thế người tổ chức đám cưới trong lâu đài dát vàng ở Ninh Bình Chủ nhân những tòa lâu đài nổi tiếng: 'Kẻ lên voi, người ngã ngựa' Lâu đài nghìn tỷ của đại gia xăng dầu đất Phú Thọ Mới đây, một tài khoản V.Nguyen đã chia sẻ hình ảnh về một căn biệt thự trên một nhóm Facebook khá nổi tiếng về nhà đẹp. Chỉ sau thời gian ngắn đăng tải, bộ ảnh của V.Nguyen nhận được 70.000 lượt yêu thích, hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ. Hiện tại, tốc độ lan truyền của hình ảnh căn nhà vẫn đang "nóng" trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Sở dĩ, các hình ảnh này nhận được sự quan tâm vô cùng lớn vì đó là một căn nhà được thiết kế cầu kỳ, quy mô và không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng cặn kẽ từng không gian và nội thất bên trong. Theo bài đăng, căn nhà hiện lên với phong cách cổ điển châu Âu. Trong đó, chất liệu gỗ chiếm đa số, từ cầ

Nhà sưu tầm trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối

  Nhà sưu tầm này đã dùng một thủ thuật mua hàng cực khéo léo khiến chủ nhân chiếc giường buộc phải bán cho ông. Trong giới sưu tầm cổ vật tại Trung Quốc, không ai là không biết cái tên Ma Weidu - nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục (Bắc Kinh). Ông Ma là một chuyên gia thẩm định với đôi mắt tinh tường, am hiểu các tác phẩm nghệ thuật cổ đại. Ông cũng thường xuyên xuất hiện trong các show truyền hình và được báo chí tôn vinh là "người sành đồ cổ nhất Bắc Kinh". Trong một chương trình truyền hình của đài CCTV, Ma Weidu đã kể lại hành trình sưu tầm vô cùng "kịch tính" của mình. Ma Weidu là nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục - một trong những bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc. Ảnh: Sohu Một lần nọ,  chuyên gia Ma Weidu ghé chơi nhà người quen và để ý thấy trong nhà có chiếc giường gỗ hoàng đàn. Gỗ hoàng đàn là loại gỗ cực kỳ quý hiếm tại Trung Quốc, chuyên được sử dụng làm đồ nội thất và lăng mộ quý tộc thời cổ đại. Cây gỗ hoàng đàn nổi tiếng bền bỉ, có thể tồn tại hà

Lê Ngọc Hữu - Nghệ nhân gỗ từ mộc mạc đến tinh tế

  Lê Ngọc Hữu - một doanh nhân trẻ thành công, tận tâm với nghề, luôn đặt giá trị của cộng đồng lên hàng đầu trong kinh doanh gỗ nguyên khối và lũa nhập khẩu.  Bình luận  0 Dân Việt trên     Bộ bàn ghế gỗ đinh hương giá hơn nửa tỉ đồng, chỉ đại gia mới dám chi tiền Tuyệt tác bộ bàn ghế gỗ trắc 17 món giá hơn 6 tỷ đồng của đại gia Hà Nội Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, hãy dấn thân vào những thử thách, trưởng thành từ những sai lầm, và đạt được những thành công vĩ đại hơn những gì bạn từng tưởng tượng - Lê Ngọc Hữu chia sẻ. Lê Ngọc Hữu - một người có niềm đam mê với gỗ (Ảnh NVCC) Lê Ngọc Hữu là một trong những nghệ nhân gỗ nổi tiếng tại Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Thuận, anh đã có niềm đam mê mãnh liệt với gỗ từ nhỏ. Được nuôi dưỡng trong môi trường làm nghề thủ công truyền thống của vùng đất miền Trung. Lê Ngọc Hữu đã tìm thấy đam mê và chính nó đã giúp anh trở thành một nghệ nhân gỗ tài ba. Sự hình thành và phát triển nghề thợ gỗ của Lê Ngọc Hữu Lê Ngọc Hữu là một