Chuyển đến nội dung chính

Đến Ma Lé trải nghiệm sống trong ngôi nhà cổ 240 tuổi của người Giáy

 Chân tường của ngôi nhà được làm bằng 160 khối đá xanh lớn, những viên gạch kết dính bằng keo được làm bằng mật mía và phân trâu. Ngoài vật liệu đá, gạch thì ngôi nhà cổ này còn được làm bằng nhiều loại gỗ quý.

06:02, 25/12/2022

Xã Ma Lé là điểm nhấn với du khách đến với Cao nguyên đá Hà Giang, nơi đây có những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi và không gian văn hóa của người Giáy. Nằm ẩn mình giữa những dãy núi đá trùng điệp, trắc trở với khí hậu trong lành, quanh năm mát mẻ. Xã Ma Lé cách trung tâm huyện Đồng Văn12 km và được chia thành 12 thôn: Bản Thùng, Khai Hoang, Lèng Sảng, Má Lầu A, Má Lầu B, Má Lé, Má Lủng A, Má Lủng B, Má Xí A, Má Xí B, Ngài Trố, Tắc Tằng.

Ngôi nhà cổ Ma Lé homestay đã 240 năm tuổi ẩn mình trong bản làng người Giáy. Ngôi nhà là một phần trong kiến trúc tứ hợp viện nhưng lại mang phần hồn của nhà sàn người Giáy tọa lạc tại thôn Ma Lé xã Ma Lé huyện Đồng Văn.

Trong thôn Ma Lé hiện có một ngôi nhà cổ nhất, đó là Ma Lé homestay với tuổi đời 240 năm mang đậm kiến trúc, văn hóa truyền thống của người dân tộc Giáy. Đặc biệt, ngôi nhà như một bảo tàng với những phiến đá ghi dấu những hóa thạch cách đây hàng trăm triệu năm. Homestay này rất phù hợp với những du khách đam mê khám phá địa chất và và trải nghiệm văn hóa truyền thống, cuộc sống hàng ngày cùng người dân địa phương trên vùng Công viên địa chất.

Ngôi nhà cổ này đã được bảo tồn khá nguyên vẹn và đưa vào làm du lịch, kết nối các tua, tuyến du lịch đến dừng chân, tham quan, khám phá. Khách du lịch có thể ăn nghỉ tại đây, thưởng thức các món ăn bản địa và khám phá kiến trúc của ngôi nhà cũng như bản Ma Lé.

Kiến trúc của ngôi nhà 240 tuổi này còn giữ được hầu như nguyên vẹn, vào thăm ngôi nhà mới thấy hết được sự tài hoa của người Giáy trong việc xây dựng nhà cửa. Người Giáy có kỹ thuật ghép đá, chạm khắc trên đá, trên gỗ được thể hiện bằng con sơn hình hoa cúc, đèn lồng, con thú... khá tinh xảo, một điều ít thấy ở các dân tộc sống trên cùng địa bàn.

Chân tường của ngôi nhà được làm bằng 160 khối đá xanh lớn, được người dân khai thác cách đó hơn 20km. Trước kia, để đẽo gọt được một viên đá có kích thước cao 35cm, dài 60cm, một người thợ phải làm liên tục trong nhiều ngày.

Những viên gạch kết dính nhau bằng một thứ keo được làm bằng mật mía và phân trâu. Ngoài vật liệu đá, gạch thì ngôi nhà cổ này còn được làm bằng nhiều loại gỗ quý như gỗ thông đỏ, thông đá và gỗ nghiến. Trong ngôi nhà có nhiều ô cửa sổ nan trám được tô điểm bằng nhiều hoa văn.

Khu làng cổ Ma Lé mang đậm nét kiến trúc của người Giáy với những ngôi nhà sàn hai tầng được làm bằng các loại gỗ rừng. Hiện có gần 50 ngôi nhà, người dân sinh sống trong bản chủ yếu là đồng bào dân tộc Giáy.Tuy nhiên, do người Giáy sống gần với người H’Mông, nên có sự ảnh hưởng giao thoa về văn hóa với người H’Mông, điều đó đã tác động phần nào đến kiến trúc nhà ở, nhà trình tường đất, mái lợp ngói âm dương.

Các nhà trong thôn đều xây dựng sát nhau tạo thành các dinh thự. Mái nhà được lợp ngói âm dương, nhà gồm 2 tầng, tầng 1 được bao bởi tường trình đất, cột, kèo thường được làm bằng gỗ nghiến, tay kèo có đường nét chạm khắc hoa văn tinh xảo, đặc biệt là có hình khắc đầu đao bằng rồng, chân cột nhà được đặt trên các phiến đá xanh chạm hình quả thuốc phiện và các hình trong 12 con giáp.

Theo tìm hiểu, thôn Ma Lé trước kia là vùng đất giàu có, nơi đây nằm trên cung đường vận chuyển thuốc phiện từ Đồng Văn sang Trung Quốc thời Pháp đô hộ. Người dân thôn Ma Lé biết chữ Hoa. Đến thôn Ma Lé lúc này, vẫn còn những dấu tích được người dân lưu giữ lại như: Gia phả, lò nung ngói âm dương, các hình thù được chạm khắc tinh xảo bằng đá xanh… Đây là bằng chứng hết sức quan trọng nói lên vùng đất này một thời giàu có và văn minh. Bên cạnh đó, người Giáy ở thôn Ma Lé còn biết canh tác trồng lúa nước và không ăn mèn mén, vì thế mà nơi đây không chỉ có những ngôi nhà cổ mà còn những thửa ruộng bậc thang rất đẹp được bà con khai phá.

Hiên nhà cổ Ma Lé homestay.
Nhưng bộ bàn ghế được làm từ cây rừng.
Bản Ma Lé có nhiều ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi.

Chân cột nhà được đặt trên các phiến đá xanh chạm hình quả thuốc phiện và các hình trong 12 con giáp
Ban công tầng hai ngôi nhà là nơi đón ánh bình minh.
Nhiều góc đẹp cho du khách trải nghiệm
Phòng ngủ trong nhà cổ vẫn còn bếp củi nguyên bản từ xa xưa cho những ngày đông giá lạnh

Những bức tường đất quanh nhà cổ vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Quanh bản Ma Lé là những cánh đồng hoa tam giác mạch

Những ngôi nhà trong bản Ma Lé.

Hoàng hôn ở Ma Lé.
Những góc nhỏ trong bản Ma Lé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực hư lâu đài phủ gỗ, dát vàng 'từ đầu đến chân' của đại gia Việt 'mệnh Hỏa' đang gây sốt

  Không gian và nội thất trong căn nhà tráng lệ và sang trọng khiến nhiều người không khỏi tò mò về vị đại gia Việt "mệnh Hỏa" này. Gia thế người tổ chức đám cưới trong lâu đài dát vàng ở Ninh Bình Chủ nhân những tòa lâu đài nổi tiếng: 'Kẻ lên voi, người ngã ngựa' Lâu đài nghìn tỷ của đại gia xăng dầu đất Phú Thọ Mới đây, một tài khoản V.Nguyen đã chia sẻ hình ảnh về một căn biệt thự trên một nhóm Facebook khá nổi tiếng về nhà đẹp. Chỉ sau thời gian ngắn đăng tải, bộ ảnh của V.Nguyen nhận được 70.000 lượt yêu thích, hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ. Hiện tại, tốc độ lan truyền của hình ảnh căn nhà vẫn đang "nóng" trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Sở dĩ, các hình ảnh này nhận được sự quan tâm vô cùng lớn vì đó là một căn nhà được thiết kế cầu kỳ, quy mô và không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng cặn kẽ từng không gian và nội thất bên trong. Theo bài đăng, căn nhà hiện lên với phong cách cổ điển châu Âu. Trong đó, chất liệu gỗ chiếm đa số, từ cầ

Nhà sưu tầm trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối

  Nhà sưu tầm này đã dùng một thủ thuật mua hàng cực khéo léo khiến chủ nhân chiếc giường buộc phải bán cho ông. Trong giới sưu tầm cổ vật tại Trung Quốc, không ai là không biết cái tên Ma Weidu - nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục (Bắc Kinh). Ông Ma là một chuyên gia thẩm định với đôi mắt tinh tường, am hiểu các tác phẩm nghệ thuật cổ đại. Ông cũng thường xuyên xuất hiện trong các show truyền hình và được báo chí tôn vinh là "người sành đồ cổ nhất Bắc Kinh". Trong một chương trình truyền hình của đài CCTV, Ma Weidu đã kể lại hành trình sưu tầm vô cùng "kịch tính" của mình. Ma Weidu là nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục - một trong những bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc. Ảnh: Sohu Một lần nọ,  chuyên gia Ma Weidu ghé chơi nhà người quen và để ý thấy trong nhà có chiếc giường gỗ hoàng đàn. Gỗ hoàng đàn là loại gỗ cực kỳ quý hiếm tại Trung Quốc, chuyên được sử dụng làm đồ nội thất và lăng mộ quý tộc thời cổ đại. Cây gỗ hoàng đàn nổi tiếng bền bỉ, có thể tồn tại hà

Lê Ngọc Hữu - Nghệ nhân gỗ từ mộc mạc đến tinh tế

  Lê Ngọc Hữu - một doanh nhân trẻ thành công, tận tâm với nghề, luôn đặt giá trị của cộng đồng lên hàng đầu trong kinh doanh gỗ nguyên khối và lũa nhập khẩu.  Bình luận  0 Dân Việt trên     Bộ bàn ghế gỗ đinh hương giá hơn nửa tỉ đồng, chỉ đại gia mới dám chi tiền Tuyệt tác bộ bàn ghế gỗ trắc 17 món giá hơn 6 tỷ đồng của đại gia Hà Nội Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, hãy dấn thân vào những thử thách, trưởng thành từ những sai lầm, và đạt được những thành công vĩ đại hơn những gì bạn từng tưởng tượng - Lê Ngọc Hữu chia sẻ. Lê Ngọc Hữu - một người có niềm đam mê với gỗ (Ảnh NVCC) Lê Ngọc Hữu là một trong những nghệ nhân gỗ nổi tiếng tại Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Thuận, anh đã có niềm đam mê mãnh liệt với gỗ từ nhỏ. Được nuôi dưỡng trong môi trường làm nghề thủ công truyền thống của vùng đất miền Trung. Lê Ngọc Hữu đã tìm thấy đam mê và chính nó đã giúp anh trở thành một nghệ nhân gỗ tài ba. Sự hình thành và phát triển nghề thợ gỗ của Lê Ngọc Hữu Lê Ngọc Hữu là một