Chuyển đến nội dung chính

Những nét đẹp trong điêu khắc gỗ và các làng nghề truyền thống

 Điêu khắc gỗ là một nét đẹp trong văn hóa dân tộc đã được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Đây là nghề đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế lại phải có tính nghệ thuật cao thì mới được công nhận. 

Hiện nay, khi nhu cầu thị hiếu của mọi người ngày càng cao thì yêu cầu đối với nghề điêu khắc gỗ cũng khắt khe hơn. Bên cạnh những sản phẩm chạm khắc gỗ đơn thuần bằng đục, đẽo thì ngày nay các sản phẩm đã kết hợp thêm những nét tinh hoa như khảm, xà cừ hay kỹ thuật sơn mài rất đặc sắc để đáp ứng thị hiếu của người dùng.

Tại Việt Nam, các đình, cung điện vua chúa xưa kia được xem là minh chứng rõ ràng nhất cho dấu tích của nghệ thuật điêu khắc gỗ. Trong đó, điêu khắc gỗ thời nhà Lý được xem là phát triển nhất và có nhiều và có tác phẩm ghi danh nhất. Còn trong thời đại hiện tại, điêu khắc gỗ thường nghiêng về trang trí nội thất nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của kiến trúc thời bấy giờ. Nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ Trung Quốc nhưng khi du nhập vào nước ta đã được biến tấu để hợp với phong tục văn hóa mang đậm hồn Việt. Để hiểu rõ về nghề này hãy cùng tìm hiểu những nét đặc trưng của nghề điêu khắc gỗ.

go-1665427424.jpeg
Tại Việt Nam, các đình, cung điện vua chúa xưa kia được xem là minh chứng rõ ràng nhất cho dấu tích của nghệ thuật điêu khắc gỗ. Ảnh minh hoạ

Đối với người phương Tây, điêu khắc là một ngành nghề nghệ thuật tạo hình theo một cách thông minh và phải tính toán theo nguyên tắc về thể tích, hình khối, vật chất trong ko gian ba chiều chứ không phải điêu khắc một cách tự do. Đối với người Việt từ “điêu khắc” có nguồn gốc từ Hán – Việt, trong đó điêu là chạm khắc, chạm trổ, khắc là tạo hình các chi tiết tinh tế. Theo đó, nghệ nhân sẽ sử dụng các vật dụng chuyên để khắc, mài nhằm tạo hình và lấy đi các phần thừa, trong đó, có hai môn phái to trong điêu khắc đó là Chạm khắc và Phù điêu.

Phù điêu gỗ

Phù điêu là việc nghệ nhân sẽ thực hiện việc điêu khắc trên mặt phẳng các chi tiết phải gắn kết khăng khít với mặt phẳng. Mặt phẳng đóng vai trò là là phông nền của hình khối bên trên sẽ giúp cho các chi tiết nổi bật tạo ra cảm giác không gian xa gần cực kì bắt mắt và có chiều sâu. Phù điêu sẽ giúp chạm khắc những chi tiết phức tạp có bố cục rộng rãi nhiều lớp, nghệ nhân có thể phù điêu khoét lõm hoặc phù điêu nổi hoặc kết hợp cả hai trong một bức phù điêu.

Chạm khắc gỗ

Chạm khắc là khi nghệ nhân tác động vào những hình khối phẳng để diễn tả tác phẩm hay truyền đạt ý nghĩa của tác phẩm đến với người khác. Chạm khắc có hai nhánh nhỏ lên trên mặt phẳng hoặc các hình khối. Một số mẫu chạm khắc phổ biến như tượng Quan Âm, Quan Công, tượng Đam Đa.

Thực trạng của nghề điêu khắc gỗ hiện nay 

Trong nhiều năm trở lại đây, điêu khắc gỗ có cơ hội phát triển lớn khi đây là sản phẩm được xuất khẩu nhiều ra nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng phát triển đã xuất hiện tình trạng những sản phẩm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng. Vì thế, để ngăn chặn việc nhập khẩu gỗ lậu vào thị trường Châu Âu (EU), EU đã đưa ra Kế hoạch Hành động Tăng cường Luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản để ngăn chặn tình trạng này diễn biến phức tạp.

Hàng năm, nhờ vào việc xuất khẩu gỗ đến thị trường châu ÂU mà Việt Nam thu được trên dưới 800 triệu đô la (USD). Đây là một thị trường tiềm năng ổn định và đầy kỳ vọng để mở rộng thị trường này trong tương lai thì nhà nước cũng đã có những chính sách và đàm phán VPA với EU. Cuộc đàm phán này đã thành công bằng Hiệp định được EU và Chính phủ Việt Nam kí tắt vào tháng 5 năm 2017.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 300 làng nghề gỗ do hàng chục ngàn hộ gia đình lao động và tạo ra việc làm cho hàng trăm người đang trực tiếp tham gia các khâu của quá trình sản xuất, chế biến và cung các sản phẩm gỗ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, với những làng nghề được đưa chọn để đưa sản phẩm ra xuất khẩu sẽ phải tuân thủ các yêu cầu của hệ thống này. Vì đây là thị trường khó tính nên đương nhiên sẽ có những yêu cầu đặc biệt cao để sản phẩm được hoàn hảo và không xảy ra lỗi.

Đối với mỗi làng nghề khác nhau sẽ sử dụng những loại gỗ khác nhau để làm nguyên liệu vì thế tạo ra sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu của các nhóm đối tượng khác nhau. Để sản xuất ra đồ gỗ điêu khắc sẽ cực kì tốn công sức và trải trải qua nhiều công đoạn nên cần phải hết sức chú ý tránh để xảy ra sai sót hàng loạt. Theo các số liệu thống kê, mỗi năm các làng nghề sử dụng khoảng 30.000 - 50.000 m3 lượng gỗ nguyên liệu. Song, khó khăn nhất với họ chính là tính pháp lý của nguồn gỗ nguyên liệu đầu khi các gia đình làm nghề vẫn còn thiết giấy tờ, bằng chứng về tính hợp pháp của các loại gỗ. Ví dụ như giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, chủng loại, các giấy phép khai thác, thuế, vận chuyển...

Theo các quy định hiện hành của pháp luật thì mọi nguyên liệu gỗ đều phải có các bằng chứng về tính hợp pháp của gỗ thông qua giấy tờ hợp pháp, song đây là một điều còn khá khó thực hiện được tại các làng nghề. Trên thực tế, để thu thập được hết các loại giấy tờ mà luật pháp yêu cầu sẽ phải thông qua rất nhiều công đoạn, qua nhiều cấp và như vậy sẽ làm chậm tiến độ và thậm chí không thể hoàn thành thủ tục, giấy tờ.

Trên thị trường hiện nay cũng chỉ có các sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi cần có một số loại giấy tờ, còn thị trường nội địa hầu như không quan tâm đến tính hợp pháp của nguyên liệu gỗ chính điều đó đã một phần khiến cho các hộ kinh doanh và chế biến sản phẩm “ngó lơ” những bằng chứng về tính hợp pháp của nguồn gốc nguyên liệu. Theo khảo sát, đối với sản phẩm do các hộ gia đình bán ra chỉ có 27% số sản phẩm có giấy tờ để chứng minh sự hợp pháp của sản phẩm. Chính điều này đã khiến cho tình trạng rủi ro trong giao dịch xảy ra nhiều hơn. Các cơ quan chính quyền cũng chưa có biện pháp thiết thực để khắc phục tình trạng này cho những sản phẩm của làng nghề.

go1-1665427424.jpeg
Theo các quy định hiện hành của pháp luật thì mọi nguyên liệu gỗ đều phải có các bằng chứng về tính hợp pháp của gỗ thông qua giấy tờ hợp pháp. Ảnh minh hoạ

Những làng nghề điêu khắc gỗ nổi tiếng Việt Nam

Nghề điêu khắc gỗ đã trở thành một nét đẹp trong nền văn hóa của người Việt mà bất cứ ai cũng phải trầm trồ ngạc nhiên bởi sự sáng tạo của những khối óc phi thường, những bàn tay khéo léo. Vì thế, những làng nghề điêu khắc gỗ nổi tiếng của Việt Nam đã có một sức sống mãnh liệt còn lưu giữ và tồn tại đến tận ngày nay như:

Làng nghề mộc Mỹ Xuyên

Làng mộc Mỹ Xuyên nằm bên bờ dòng sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những làng nghề điêu khắc nổi tiếng vùng đất kinh kỳ với tuổi đời hơn 200 năm. Nơi đây đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử nhưng vẫn tồn tại một cách mạnh mẽ và phát huy những giá trị tồn tại cho đến ngày nay. Đây là địa điểm được nhiều du khách thập phương ghé thăm để nghe những câu chuyện về lịch sử, sự phát triển của làng nghề độc đáo này.

Ấn tượng về làng nghề này là những sản phẩm tượng gỗ, tranh gỗ mang tính nghệ thuật cao khiến ai cũng phải trầm trồ, xuýt xoa. Những vật phẩm như rồng, phượng, ngựa, voi đến những bức tượng ông Di Lặc, tiên ông đánh cờ, tượng người đi câu, người úp nơm, người cầm chùi hay mẫu thuyền rồng, anh hùng tương ngộ... đều được điêu khắc một cách tinh xảo.

Nét đặc sắc của nơi này chính là bất cứ sản phẩm nào cũng đầy ắp tâm tình của người nghệ nhân nên đều toát lên cái hồn của sản phẩm. Bên cạnh đó, nguyên liệu được lựa chọn ở đây đều là nguyên liệu cực kì tốt với gỗ tự nhiên hoặc phải là gỗ quý hiếm như gỗ Dổi, vàng tâm, gỗ Lim, gỗ Mun, Nghiến, Gụ,... cùng với nước sơn sắc nét cực đẹp

Làng nghề Đồng Kỵ

Nghe đến cái teen đồ gỗ Đồng Kỵ đã không còn lạ với mọi người nhưng không phải ai cũng biết đây là một làng nghề ở Từ Sơn Bắc Ninh đã quá nổi tiếng với những sản phẩm làm bằng gỗ. Những đồ gỗ của làng Đồng Kỵ được làm hết sức khéo léo, cầu kỳ và kĩ lưỡng từ việc chọn nguyên liệu đến khâu chạm khắc và hoàn thiện.

Với đôi bàn tay khéo léo, người thợ đã tạo ra những nét hoa văn độc đáo với các hình rồng, phượng, quy... Những loại gỗ được sử dụng thông thường đều là gỗ quý hiếm như gỗ trắc, gỗ cẩm lai, cate hay gỗ hương… thì mới có độ bền cao và giá trị lớn. Điểm đặc biệt nhất của những loại gỗ này chính là mùi thơm thoang thoảng đặc trưng khiến nhiều người yêu thích. Nơi đây đã trở thành làng nghề được nhiều du khách ghé thăm khi tới Từ Sơn, Bắc Ninh. Song, các sản phẩm này sẽ có giá khá đắt nên để “chơi” đồ gỗ Đồng Kỵ phải là người có kinh tế.

Làng nghề Dư Dụ

Làng nghề Dư Dụ thuộc xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, Hà Nội đây chính là một trong những làng nghề vẫn lưu giữ được tinh hoa của nghệ thuật điêu khắc gỗ tượng với lịch sử hình thành và phát triển lên đến vài trăm năm. Nghề điêu khắc gỗ ở đây được truyền từ đời này sang đời khác nên vẫn giữ nguyên được nét chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ mà chỉ cần nhìn bằng mắt thường đã có thể biết được đâu là hàng thật hay hàng giả.

go2-1665427424.jpeg
Nghề điêu khắc gỗ đã trở thành một nét đẹp trong nền văn hóa của người Việt mà bất cứ ai cũng phải trầm trồ ngạc nhiên bởi sự sáng tạo của những khối óc phi thường, những bàn tay khéo léo. Ảnh minh hoạ

Nghề điêu khắc gỗ đang có rất nhiều cơ hội phát triển khi nhu cầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài rất lớn, cũng nhờ đó nghề này đã được gìn giữ, phát triển và tạo ra việc làm cho rất nhiều người sống tại những làng nghề truyền thống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực hư lâu đài phủ gỗ, dát vàng 'từ đầu đến chân' của đại gia Việt 'mệnh Hỏa' đang gây sốt

  Không gian và nội thất trong căn nhà tráng lệ và sang trọng khiến nhiều người không khỏi tò mò về vị đại gia Việt "mệnh Hỏa" này. Gia thế người tổ chức đám cưới trong lâu đài dát vàng ở Ninh Bình Chủ nhân những tòa lâu đài nổi tiếng: 'Kẻ lên voi, người ngã ngựa' Lâu đài nghìn tỷ của đại gia xăng dầu đất Phú Thọ Mới đây, một tài khoản V.Nguyen đã chia sẻ hình ảnh về một căn biệt thự trên một nhóm Facebook khá nổi tiếng về nhà đẹp. Chỉ sau thời gian ngắn đăng tải, bộ ảnh của V.Nguyen nhận được 70.000 lượt yêu thích, hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ. Hiện tại, tốc độ lan truyền của hình ảnh căn nhà vẫn đang "nóng" trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Sở dĩ, các hình ảnh này nhận được sự quan tâm vô cùng lớn vì đó là một căn nhà được thiết kế cầu kỳ, quy mô và không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng cặn kẽ từng không gian và nội thất bên trong. Theo bài đăng, căn nhà hiện lên với phong cách cổ điển châu Âu. Trong đó, chất liệu gỗ chiếm đa số, từ cầ

Nhà sưu tầm trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối

  Nhà sưu tầm này đã dùng một thủ thuật mua hàng cực khéo léo khiến chủ nhân chiếc giường buộc phải bán cho ông. Trong giới sưu tầm cổ vật tại Trung Quốc, không ai là không biết cái tên Ma Weidu - nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục (Bắc Kinh). Ông Ma là một chuyên gia thẩm định với đôi mắt tinh tường, am hiểu các tác phẩm nghệ thuật cổ đại. Ông cũng thường xuyên xuất hiện trong các show truyền hình và được báo chí tôn vinh là "người sành đồ cổ nhất Bắc Kinh". Trong một chương trình truyền hình của đài CCTV, Ma Weidu đã kể lại hành trình sưu tầm vô cùng "kịch tính" của mình. Ma Weidu là nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục - một trong những bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc. Ảnh: Sohu Một lần nọ,  chuyên gia Ma Weidu ghé chơi nhà người quen và để ý thấy trong nhà có chiếc giường gỗ hoàng đàn. Gỗ hoàng đàn là loại gỗ cực kỳ quý hiếm tại Trung Quốc, chuyên được sử dụng làm đồ nội thất và lăng mộ quý tộc thời cổ đại. Cây gỗ hoàng đàn nổi tiếng bền bỉ, có thể tồn tại hà

Lê Ngọc Hữu - Nghệ nhân gỗ từ mộc mạc đến tinh tế

  Lê Ngọc Hữu - một doanh nhân trẻ thành công, tận tâm với nghề, luôn đặt giá trị của cộng đồng lên hàng đầu trong kinh doanh gỗ nguyên khối và lũa nhập khẩu.  Bình luận  0 Dân Việt trên     Bộ bàn ghế gỗ đinh hương giá hơn nửa tỉ đồng, chỉ đại gia mới dám chi tiền Tuyệt tác bộ bàn ghế gỗ trắc 17 món giá hơn 6 tỷ đồng của đại gia Hà Nội Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, hãy dấn thân vào những thử thách, trưởng thành từ những sai lầm, và đạt được những thành công vĩ đại hơn những gì bạn từng tưởng tượng - Lê Ngọc Hữu chia sẻ. Lê Ngọc Hữu - một người có niềm đam mê với gỗ (Ảnh NVCC) Lê Ngọc Hữu là một trong những nghệ nhân gỗ nổi tiếng tại Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Thuận, anh đã có niềm đam mê mãnh liệt với gỗ từ nhỏ. Được nuôi dưỡng trong môi trường làm nghề thủ công truyền thống của vùng đất miền Trung. Lê Ngọc Hữu đã tìm thấy đam mê và chính nó đã giúp anh trở thành một nghệ nhân gỗ tài ba. Sự hình thành và phát triển nghề thợ gỗ của Lê Ngọc Hữu Lê Ngọc Hữu là một