Chuyển đến nội dung chính

Nghệ nhân Vũ Hồng Phong gắn bó với nghề điêu khắc gỗ

 Khi nhắc đến nghệ nhân điêu khắc nhà gỗ ở Nam Định không ai không biết đến nghệ nhân Vũ Hồng Phong, người đã gắn bó với nghề điêu khắc gỗ hơn 50 năm nay. Những ai đã gặp ông đều có thể khẳng định: Cuộc đời ông là một tấm gương lao động miệt mài và sáng tạo, bản lĩnh và tự tin đối đầu với bao thử thách và thăng trầm để rồi vượt lên tất cả đưa nghề điêu khắc gỗ của Việt Nam được rạng danh như ngày hôm nay.

Nghệ nhân Vũ Hồng Phong gắn bó với nghề điêu khắc gỗ
 Nghệ nhân Vũ Hồng Phong và gia đình

Nghệ nhân làng nghề như những “cây đa” giữ cho nghề truyền thống đứng vững qua hàng chục, thậm chí hàng trăm năm. Với tay nghề điêu luyện và đặc biệt là vốn giá trị văn hóa nghề được tích lũy, họ luôn sáng tạo, trao truyền, mang nghề cha ông đi khắp đất nước và nghệ nhân Vũ Hồng Phong là một minh chứng sống động như thế.

Nghệ nhân Vũ Hồng Phong là hậu duệ trong một gia đình có truyền thống nghề mộc chạm khắc gỗ ở làng nghề mộc Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Cha thân sinh của nghệ nhân Vũ Hồng Phong là cố họa sĩ Vũ Minh Yết. Ông bắt đầu bước chân vào nghề chạm khắc trêm gỗ từ khi lên 10 tuổi, thầy trực tiếp dạy cho ông là linh mục, họa sĩ Đinh Ngọc Trác. Chính vì vậy các tác phẩm điêu khắc của ông mang đậm văn hóa của người Á Đông. Khi đất nước hòa bình, trong những năm đầu kinh tế còn khó khăn, nghề mộc chạm trổ khó có đất sống, nghệ nhân Vũ Hồng Phong vẫn luôn trăn trở với suy nghĩ làm sao khôi phục nghề truyền thống của quê mình, đó mới là con đường lâu dài, thỏa ý nguyện của đời mình. Cuối những năm 80, sau khi học xong đại học trở về, nghệ nhân Vũ Hồng Phong đã mở một lớp dạy mỹ thuật ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định để truyền nghề cho thế hệ trẻ. Thời đó, kinh tế khó khăn, sản phẩm mộc chạm trổ cũng ít người đặt hàng. Với phương châm “Lấy công nuôi nghề, lấy nghề làm nghiệp”, những căn nhà gỗ đầu tiên được hoàn thành… Trải qua những khó khăn, thầy và trò đã cố gắng để có được những thành công. Dần dần, ông đứng ra nhận thầu những công trình lớn. Đến nay, ông đã dựng được hàng trăm công trình gỗ (chùa, từ đường, nhà) ở khắp các vùng miền, trải từ Bắc vào Nam. Và cũng nhờ lớp truyền nghề của ông mà cho đến nay nhiều thế hệ nghệ nhân trẻ ở Nam Định giữ vững nghề mộc truyền thống, thúc đẩy được sự phát triển cho quê hương đất nước.

Có thể nói từ nhũng khúc gỗ thô kệch dưới bàn tay của người nghệ nhân tạo ra được rất nhiều tác phẩm. Các công trình gỗ của nghệ Vũ Hồng Phong được làm hết sức cầu kỳ, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu chạm khắc và hoàn thiện. Người thợ với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, chạm khắc những nét hoa văn tạo thành những sản phẩm độc đáo, đa dạng. Đối với nghệ nhân Vũ Hồng Phong, làm nhà gỗ không chỉ đơn thuần là đục đẽo, chạm khắc hoa văn lên gỗ mà đòi hỏi người nghệ nhân phải có am hiểu về phong thủy, thước Lỗ Ban, kiến thức về xây dựng để tạo nên những ngôi nhà gỗ vững chãi, cổ kính nhưng vẫn hiện đại, phù hợp với cung mệnh, nghề nghiệp từng chủ nhà. Và quan trọng hơn cả, theo nghệ nhân Vũ Hồng Phong, đó chính là cái tâm của người thợ, tâm để giữ tín, tâm để giữ danh và tâm để giữ nghề. Bởi khác với nhà gạch, chủ nhà có thể tự mua nguyên vật liệu, thuê thiết kế, giám sát thi công, còn với nhà gỗ cổ, phần lớn là do nghệ nhân thực hiện từ khâu thiết kế đến chọn gỗ, dựng nhà. Nếu vì tham rẻ mua gỗ không tốt như xà leo, song ngà hay khi dựng nhà làm ẩu sẽ khiến cho gia chủ bất an, gặp rủi ro trong cuộc sống và công việc.

 Công trình nhà gỗ cổ của nghệ nhân Vũ Hồng Phong

Những ngôi nhà gỗ cổ sống mãi với thời gian

Ngày nay với sự pha trộn không gian văn hóa, sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại, những người như nghệ nhân Vũ Hồng Phong không chỉ dừng lại ở việc giữ gìn và phát huy đường nét tinh hoa của nghề mộc xưa, mà còn nâng tầm phát triển nghề truyền thống của cha ông lên một tầm cao mới, đem lại các tác phẩm hiệu quả về kinh tế, cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế. Xã hội ngày càng phát triển, mang đến nhiều thời cơ mới, song cũng đem đến không ít thách thức với người làm nghề xây dựng nhà cổ như nghệ nhân Vũ Hồng Phong. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, với tài năng và niềm đam mê nghề, nghệ nhân Vũ Hồng Phong vẫn kiên trì giữ lửa nghề và đã giúp địa phương giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông nhàn tại chỗ, tạo công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập cho nhiều người dân tại địa phương và các vùng phụ cận, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và làm giàu cho quê hương.

Nghệ nhân Vũ Hồng Phong ( ngoài cùng bên trái ) trong hội nghị điển hình cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi huyện Xuân Trường

Năm 1982 nghệ nhân Vũ Hồng Phong đã vinh dự nhận được Bằng khen Giải Nhất toàn Quân của cuộc thi ảnh báo Quân đội nhân dân Việt Nam; Bằng Nghệ nhân điêu khắc qua tác phẩm “Tình quân dân Việt Nam” của mẹ Suốt cùng với sư đoàn 325 hay còn gọi là binh đoàn Bình Trị Thiên thuộc biên chế của Quân đoàn 2 năm 1983, đây là tác phẩm điêu khắc mang đậm giá trị lịch sử Việt Nam thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc của người dân, điển hình là mẹ Suốt, với chiến sĩ cách mạng, Chứng nhận Nghệ nhân làng nghề Việt Nam và Chứng nhận Nghệ nhân tiêu biểu Đông Nam Á... danh hiệu là phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước dành tặng cho những cống hiến, tâm huyết, tận tụy với nghề của nghệ nhân Vũ Hồng Phong.

Những tác phẩm nhà gỗ cổ độc đáo, tinh xảo xen lẫn hiện đại mà vẫn lưu giữ, tái hiện đầy đủ được nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam sẽ còn sống mãi với thời gian. Nghệ nhân Vũ Hồng Phong sẽ mãi xứng đáng với tên gọi “Người tạo nên kiệt tác và níu giữ hồn những nếp nhà gỗ cổ”. Ông chính là tấm gương để những người tiếp bước noi theo.

 Các công trình nhà gỗ cổ của nghệ nhân Vũ Hồng Phong

 Các công trình nhà gỗ cổ của nghệ nhân Vũ Hồng Phong

Nguồn Tin:  vanhoavaphattrien

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực hư lâu đài phủ gỗ, dát vàng 'từ đầu đến chân' của đại gia Việt 'mệnh Hỏa' đang gây sốt

  Không gian và nội thất trong căn nhà tráng lệ và sang trọng khiến nhiều người không khỏi tò mò về vị đại gia Việt "mệnh Hỏa" này. Gia thế người tổ chức đám cưới trong lâu đài dát vàng ở Ninh Bình Chủ nhân những tòa lâu đài nổi tiếng: 'Kẻ lên voi, người ngã ngựa' Lâu đài nghìn tỷ của đại gia xăng dầu đất Phú Thọ Mới đây, một tài khoản V.Nguyen đã chia sẻ hình ảnh về một căn biệt thự trên một nhóm Facebook khá nổi tiếng về nhà đẹp. Chỉ sau thời gian ngắn đăng tải, bộ ảnh của V.Nguyen nhận được 70.000 lượt yêu thích, hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ. Hiện tại, tốc độ lan truyền của hình ảnh căn nhà vẫn đang "nóng" trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Sở dĩ, các hình ảnh này nhận được sự quan tâm vô cùng lớn vì đó là một căn nhà được thiết kế cầu kỳ, quy mô và không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng cặn kẽ từng không gian và nội thất bên trong. Theo bài đăng, căn nhà hiện lên với phong cách cổ điển châu Âu. Trong đó, chất liệu gỗ chiếm đa số, từ cầ

Nhà sưu tầm trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối

  Nhà sưu tầm này đã dùng một thủ thuật mua hàng cực khéo léo khiến chủ nhân chiếc giường buộc phải bán cho ông. Trong giới sưu tầm cổ vật tại Trung Quốc, không ai là không biết cái tên Ma Weidu - nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục (Bắc Kinh). Ông Ma là một chuyên gia thẩm định với đôi mắt tinh tường, am hiểu các tác phẩm nghệ thuật cổ đại. Ông cũng thường xuyên xuất hiện trong các show truyền hình và được báo chí tôn vinh là "người sành đồ cổ nhất Bắc Kinh". Trong một chương trình truyền hình của đài CCTV, Ma Weidu đã kể lại hành trình sưu tầm vô cùng "kịch tính" của mình. Ma Weidu là nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục - một trong những bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc. Ảnh: Sohu Một lần nọ,  chuyên gia Ma Weidu ghé chơi nhà người quen và để ý thấy trong nhà có chiếc giường gỗ hoàng đàn. Gỗ hoàng đàn là loại gỗ cực kỳ quý hiếm tại Trung Quốc, chuyên được sử dụng làm đồ nội thất và lăng mộ quý tộc thời cổ đại. Cây gỗ hoàng đàn nổi tiếng bền bỉ, có thể tồn tại hà

Lê Ngọc Hữu - Nghệ nhân gỗ từ mộc mạc đến tinh tế

  Lê Ngọc Hữu - một doanh nhân trẻ thành công, tận tâm với nghề, luôn đặt giá trị của cộng đồng lên hàng đầu trong kinh doanh gỗ nguyên khối và lũa nhập khẩu.  Bình luận  0 Dân Việt trên     Bộ bàn ghế gỗ đinh hương giá hơn nửa tỉ đồng, chỉ đại gia mới dám chi tiền Tuyệt tác bộ bàn ghế gỗ trắc 17 món giá hơn 6 tỷ đồng của đại gia Hà Nội Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, hãy dấn thân vào những thử thách, trưởng thành từ những sai lầm, và đạt được những thành công vĩ đại hơn những gì bạn từng tưởng tượng - Lê Ngọc Hữu chia sẻ. Lê Ngọc Hữu - một người có niềm đam mê với gỗ (Ảnh NVCC) Lê Ngọc Hữu là một trong những nghệ nhân gỗ nổi tiếng tại Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Thuận, anh đã có niềm đam mê mãnh liệt với gỗ từ nhỏ. Được nuôi dưỡng trong môi trường làm nghề thủ công truyền thống của vùng đất miền Trung. Lê Ngọc Hữu đã tìm thấy đam mê và chính nó đã giúp anh trở thành một nghệ nhân gỗ tài ba. Sự hình thành và phát triển nghề thợ gỗ của Lê Ngọc Hữu Lê Ngọc Hữu là một