Chuyển đến nội dung chính

Nhà sàn truyền thống ở làng Kleng

 Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống cùng sự phát triển của xã hội, nhiều hộ dân người Gia Rai ở làng Kleng (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) vẫn gìn giữ được bản sắc riêng, sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc mình. Xen kẽ với những ngôi nhà được xây dựng kiên cố bằng gạch và xi măng là những ngôi nhà sàn được làm bằng gỗ theo lối kiến trúc truyền thống của người Gia Rai góp phần tô đẹp thêm cho ngôi làng.

Ngôi nhà sàn của gia đình bà Y Chép được xây dựng hơn 26 năm trước. Ảnh: Đ.T
Ngôi nhà sàn của gia đình bà Y Chép được xây dựng hơn 26 năm trước. Ảnh: Đ.T

Ngồi bên bếp lửa ở góc nhà sàn, bà Y Chép (56 tuổi) vừa địu đứa cháu ngoại đang ngủ trên lưng vừa chuẩn bị bữa cơm chiều cho gia đình. Bà cặm cụi lấy tay vun củi cho ngọn lửa cháy đều. Bên hơi ấm từ bếp lửa, đứa cháu ngoại của bà cũng ngủ ngoan hơn.

Ngôi nhà sàn này đã gắn bó với bà Y Chép cùng các thành viên trong gia đình hơn 26 năm nay. Ngôi nhà nằm giữa khu vườn rộng với nhiều cây xanh xung quanh, được thiết kế theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Gia Rai gồm 3 phần: nhà chồ (phần hiên phía trước) dài 4m, rộng 3m; nhà ngang (7 gian) dài 14m, rộng hơn 4m và nhà nhỏ phía sau dài 4m, rộng 4m.

Ngôi nhà có phần sàn cao hơn mặt đất khoảng 1,5m. Phần khung chính của ngôi nhà được làm từ gỗ cà chít; phần khung cửa được làm bằng gỗ bò ma và những tấm ván sàn được làm từ gỗ pờ lũ. Đây đều là những loại gỗ quý, có ưu điểm nhẹ và chống mối mọt rất tốt, thường được người Gia Rai sử dụng để dựng nhà ở, làm kho lúa và nhà rông cho làng.

Cũng giống như những ngôi nhà sàn của các hộ dân khác trong làng Kleng, ngôi nhà sàn của gia đình bà Y Chép có phần tường bằng đất và mái lợp bằng ngói. Theo bà Y Chép, đây là điểm kiến trúc mà người dân trong làng học hỏi từ dân tộc Ba Na anh em cách đây hàng chục năm. Bởi, theo thiết kế nguyên bản nhà ở của người Gia Rai nơi đây, phần tường hay còn gọi là phên vách được đan bằng tre hoặc nứa và phần mái được lợp bằng cỏ tranh hoặc những thân cây lồ ô lớn được đập dập, xếp chồng nhiều lớp lên nhau.

Ngoài cửa chính nằm ở giữa, ngôi nhà sàn của gia đình bà Y Chép còn có 2 cửa phụ nằm ở 2 bên cửa chính, tuy nhiên phần cầu thang dẫn lên 2 cửa phụ này đã bị xuống cấp và được gia đình bà dỡ bỏ.

Bà Y Chép chia sẻ, người Gia Rai có truyền thống sống chung nhiều thế hệ trong 1 ngôi nhà, do vậy các cửa phụ được mở ra nhằm tạo thuận lợi cho việc di chuyển từ buồng ngủ ra ngoài sân và ngược lại.

Ngoài 2 cửa phụ này, ngôi nhà sàn của gia đình bà Y Chép còn có 1 cửa phụ khác ở phần nhà nhỏ phía sau. Bà Y Chép tâm sự, dù nằm ở phía sau của ngôi nhà sàn nhưng phần nhà nhỏ này lại có ý nghĩa rất đặc biệt.

Dù nằm ở phía sau của ngôi nhà sàn nhưng phần nhà nhỏ lại có ý nghĩa rất đặc biệt đối với người Gia Rai. Ảnh: Đ.T
Dù nằm ở phía sau của ngôi nhà sàn nhưng phần nhà nhỏ lại có ý nghĩa rất đặc biệt đối với người Gia Rai. Ảnh: Đ.T

“Vì quá trình dựng 1 ngôi nhà sàn mất rất nhiều thời gian từ việc tìm vật liệu gỗ, đục và đẽo gỗ, ráp thành khung, trét đất làm tường, dựng nhà chồ…nên người Gia Rai dựng trước 1 ngôi nhà nhỏ để ở và sinh hoạt tạm thời trong quá trình làm ngôi nhà chính. Ngôi nhà nhỏ này giống như một sự khởi đầu, mang nhiều hy vọng cho một tương lai tốt đẹp. Khi ngôi nhà chính được dựng xong, ngôi nhà nhỏ này được sử dụng làm gian bếp, làm buồng ngủ hoặc làm nơi cất giữ những đồ vật giá trị của gia đình như: ghè, cồng chiêng, lương thực”- bà Y Chép nói.

Sinh sống trong ngôi nhà sàn truyền thống, bà Y Chép vẫn giữ thói quen sử dụng chày và cối để giã gạo, giã các loại rau, củ để chế biến thức ăn, nấu cơm cho gia đình mỗi ngày. Ngoài ra, bà còn giữ cả khung cửi để dệt thổ cẩm mỗi khi rảnh rỗi.

Cách không xa ngôi nhà của gia đình bà Y Chép là nhà sàn của gia đình anh A Glách. Ngôi nhà này được làm từ năm 1998, cũng được thiết kế theo kiến trúc truyền thống của người Gia Rai. Ngôi nhà có 5 gian (dài 12m, rộng hơn 4m) và phần khung của ngôi nhà được làm bằng gỗ hương và gỗ pờ lũ.

Bà Y Chép vừa địu cháu trên lưng vừa nấu cơm trong gian bếp ngôi nhà sàn của gia đình. Ảnh: Đ.T
Bà Y Chép vừa địu cháu trên lưng vừa nấu cơm trong gian bếp ngôi nhà sàn của gia đình. Ảnh: Đ.T

Ngồi trên chiếc ghế dài trước hiên nhà, anh A Glách kể về thời gian dựng ngôi nhà sàn của gia đình. Để có đủ vật liệu dựng nhà, anh và người thân phải vào rừng sâu kiếm cây gỗ mang về, sau đó tự tay dùng rìu đẽo từng cây và dựng khung nhà trong suốt 3 tháng liền. Nhờ có truyền thống giúp đỡ lẫn nhau của người dân trong làng nên ngôi nhà của anh chỉ mất khoảng 1 tuần đã hoàn thành việc lợp mái ngói và trét đất làm tường. Hiện nay, anh A Glách đang sinh sống cùng vợ và 2 người con trong ngôi nhà sàn của mình. Ngôi nhà sàn được tô thêm vẻ đẹp với hàng rào cây chuỗi ngọc và những giò hoa mười giờ treo dưới phần mái nhà phía trước.

Bên cạnh gìn giữ nhà sàn truyền thống của dân tộc mình, anh A Glách còn tích cực trong việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ thanh thiếu niên trong làng. Vừa qua, anh A Glách mới hoàn thành lớp dạy đánh những bài chiêng cho 8 thanh niên trong làng. Theo anh A Glách, ngoài anh ra còn có nhiều người lớn tuổi trong làng cũng tích cực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ, nên hiện nay, làng Kleng có 3 đội cồng chiêng với hơn 45 thành viên.

Ngoài 2 ngôi nhà sàn của anh A Glách và bà Y Chép, làng Kleng hiện nay còn có 10 ngôi nhà sàn truyền thống được dựng bằng gỗ khác. Dù đã bị ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên nhưng những ngôi nhà sàn ấy vẫn đứng vững, góp phần gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng cho người Gia Rai nơi đây.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực hư lâu đài phủ gỗ, dát vàng 'từ đầu đến chân' của đại gia Việt 'mệnh Hỏa' đang gây sốt

  Không gian và nội thất trong căn nhà tráng lệ và sang trọng khiến nhiều người không khỏi tò mò về vị đại gia Việt "mệnh Hỏa" này. Gia thế người tổ chức đám cưới trong lâu đài dát vàng ở Ninh Bình Chủ nhân những tòa lâu đài nổi tiếng: 'Kẻ lên voi, người ngã ngựa' Lâu đài nghìn tỷ của đại gia xăng dầu đất Phú Thọ Mới đây, một tài khoản V.Nguyen đã chia sẻ hình ảnh về một căn biệt thự trên một nhóm Facebook khá nổi tiếng về nhà đẹp. Chỉ sau thời gian ngắn đăng tải, bộ ảnh của V.Nguyen nhận được 70.000 lượt yêu thích, hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ. Hiện tại, tốc độ lan truyền của hình ảnh căn nhà vẫn đang "nóng" trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Sở dĩ, các hình ảnh này nhận được sự quan tâm vô cùng lớn vì đó là một căn nhà được thiết kế cầu kỳ, quy mô và không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng cặn kẽ từng không gian và nội thất bên trong. Theo bài đăng, căn nhà hiện lên với phong cách cổ điển châu Âu. Trong đó, chất liệu gỗ chiếm đa số, từ cầ

Nhà sưu tầm trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối

  Nhà sưu tầm này đã dùng một thủ thuật mua hàng cực khéo léo khiến chủ nhân chiếc giường buộc phải bán cho ông. Trong giới sưu tầm cổ vật tại Trung Quốc, không ai là không biết cái tên Ma Weidu - nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục (Bắc Kinh). Ông Ma là một chuyên gia thẩm định với đôi mắt tinh tường, am hiểu các tác phẩm nghệ thuật cổ đại. Ông cũng thường xuyên xuất hiện trong các show truyền hình và được báo chí tôn vinh là "người sành đồ cổ nhất Bắc Kinh". Trong một chương trình truyền hình của đài CCTV, Ma Weidu đã kể lại hành trình sưu tầm vô cùng "kịch tính" của mình. Ma Weidu là nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục - một trong những bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc. Ảnh: Sohu Một lần nọ,  chuyên gia Ma Weidu ghé chơi nhà người quen và để ý thấy trong nhà có chiếc giường gỗ hoàng đàn. Gỗ hoàng đàn là loại gỗ cực kỳ quý hiếm tại Trung Quốc, chuyên được sử dụng làm đồ nội thất và lăng mộ quý tộc thời cổ đại. Cây gỗ hoàng đàn nổi tiếng bền bỉ, có thể tồn tại hà

Lê Ngọc Hữu - Nghệ nhân gỗ từ mộc mạc đến tinh tế

  Lê Ngọc Hữu - một doanh nhân trẻ thành công, tận tâm với nghề, luôn đặt giá trị của cộng đồng lên hàng đầu trong kinh doanh gỗ nguyên khối và lũa nhập khẩu.  Bình luận  0 Dân Việt trên     Bộ bàn ghế gỗ đinh hương giá hơn nửa tỉ đồng, chỉ đại gia mới dám chi tiền Tuyệt tác bộ bàn ghế gỗ trắc 17 món giá hơn 6 tỷ đồng của đại gia Hà Nội Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, hãy dấn thân vào những thử thách, trưởng thành từ những sai lầm, và đạt được những thành công vĩ đại hơn những gì bạn từng tưởng tượng - Lê Ngọc Hữu chia sẻ. Lê Ngọc Hữu - một người có niềm đam mê với gỗ (Ảnh NVCC) Lê Ngọc Hữu là một trong những nghệ nhân gỗ nổi tiếng tại Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Thuận, anh đã có niềm đam mê mãnh liệt với gỗ từ nhỏ. Được nuôi dưỡng trong môi trường làm nghề thủ công truyền thống của vùng đất miền Trung. Lê Ngọc Hữu đã tìm thấy đam mê và chính nó đã giúp anh trở thành một nghệ nhân gỗ tài ba. Sự hình thành và phát triển nghề thợ gỗ của Lê Ngọc Hữu Lê Ngọc Hữu là một