Chuyển đến nội dung chính

Nghệ nhân dân gian Trần Văn Hồng - Người đưa Ví, Giặm lên miền Tây Nghệ An

Lên Đông hiếu, miền tây xứ Nghệ ta luôn gặp những câu hát giặm vang vọng từng ngày.
Quê hương mình thay đổi
Nhà cao tầng khang trang
Khắp đây đó xóm làng
Đường thênh thang rộng mở
Mà tương lai càng ơ ờ rộng mở…
Người hát dân ca hay nhất vùng đất này chính là Nghệ nhân ưu tú Trần Văn Hồng ở xóm Hưng Mỹ - Đông Hiếu - Nghĩa Đàn. Một lần tìm đến nhà anh, chúng tôi có đặt câu hỏi về sự đam mê dân ca xứ Nghệ của anh. Anh nói: Dân ca Xứ Nghệ có giai điệu trầm bổng, ca từ tinh tế, cuốn hút lòng người. Năm 1961, Bác Hồ về thăm nông trường Đông Hiếu. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử trọng đại đó, anh đã sáng tác những khúc hát theo làn điệu dân ca xứ Nghệ, “ tự biên, tự diễn” trong các buổi sinh hoạt văn nghệ của nông trường. Từ đó, anh trở thành người sáng tác và biểu diễn các điệu hát dân ca xứ Nghệ một cách rất tự nhiên.
Nghệ nhân ưu tú Trần Văn Hồng thiết tha với những làn điệu dân ca ví, giặm - ảnh 1
Chân dung nghệ nhân Trần Văn Hồng
NNƯT Trần Văn Hồng sinh năm 1972, hiện đang sinh sống tại Xóm Đông Mỹ- TX Thái Hòa - Nghĩa Đàn. Quê anh ở Xã Liên Sơn - Đô Lương. Anh theo bố mẹ lên định cư ở Nông trường Đông Hiếu từ năm 1958. Gia đình anh vốn có truyền thống yêu văn hóa, yêu nghệ thuật. Mẹ anh là người có giọng hát hay, có năng khiếu ứng khẩu, rất ham hát hò, đối đáp. Mồ côi bố từ sớm, mẹ anh một mình tần tảo lo toan và bà là người có ảnh hưởng trực tiếp đến anh. Câu hát ru của mẹ ngày nào vẫn luôn văng vẳng bên anh
                                       Gió đưa cây cải về trời
                           Cây răm ở lại chịu đời đắng cay…
Từ nhỏ, vào những dịp lễ hội, anh thường theo mẹ xem hát ở Nhà văn hóa và các đêm văn công biểu diễn ở các xóm làng lân cận. Năm 8 tuổi anh đã ham mê thơ, vè. Năm 14 tuổi anh đã thuộc nhiều làn điệu ví, giặm và các câu hò vè Nghệ tĩnh. Một phần kiến thức của anh là do học mót, nhưng một phần nữa những kỹ năng của anh lại được các cụ có hiểu biết về nghề nghiệp truyền dạy. Vốn có giọng hát hay lại thêm niềm đam mê học hỏi, anh thường xuyên tham gia sinh hoạt văn nghệ với các anh chị, chú bác trong làng, luôn gặt hái được nhiều thành tích trong các kỳ thi do xã, huyện, tỉnh tổ chức. Anh có giọng hát riêng, luôn giữ được luyến láy, hồn cốt khi trình diễn những làn điệu cổ như: ví đò đưa, ví phường vải, giặm cửa quyền, dặm kể, vè, Thập ân phụ mẫu… cũng như khi biểu diễn các làn điệu cải biên : Hát Khuyên, hát Giận thương, Đông xuân, hát Tứ hoa, Hò bơi thuyền… Theo quy luật rất tự nhiên, bao giờ cũng vậy, trước tiên là người biết hát dạy cho người chưa biết hát để sau đó, mọi người cùng hát, cùng đối đáp, cùng thi thố với nhau. Năm 1997 anh tự đứng ra thành lập đội hát Dân ca, tổ chức truyền dạy cho mọi người từ các em nhỏ đến các cô, các bác trong làng. Hàng tuần, cứ tối thứ 7 là Câu lạc bộ hát dân ca xứ Nghệ của NN Trần Văn Hồng lại tập trung các thành viên để sinh hoạt. Các tiết mục văn nghệ của CLB dân ca Trần Văn Hồng luôn được phát thanh trên loa của xã để phục vụ bà con trong vùng. Trần Văn Hồng vừa là phát thanh viên vừa là biên tập viên chương trình phát thanh nên anh luôn cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tác để có chương trình phong phú, cuốn hút và hấp dẫn người nghe. Các tiểu phẩm dân ca do anh sáng tác hoặc sưu tầm đều phản ánh sinh động các nét sinh hoạt và phù hợp với cuộc sống hiện thực ở địa phương. Có thể kể một số tiểu phẩm và các kịch ngắn tiêu biểu trong sáng tác của NNƯT Trần Văn Hồng như: Tình quân dân, Nghĩ lại, Tổ ấm gia đình, Tỏ tường, Thắm đượm tình quân dân, Ngày về, Mùa xuân đến, Nếu không có ngày ấy, Hiến máu nhân đạo… Từ một CLB hát dân ca nhỏ lẻ trong thôn xóm, hiện nay, CLB hát dân ca do NN Tràn Văn Hồng thành lập đã được nâng cấp lên thành CLB hát dân ca của xã Đông Hiếu. Anh lại miệt mài làm việc cho sự phát triển của CLB với sự đam mê không có điểm dừng. Lại những tiểu phẩm, những làn điệu cải biên rất mới mẻ của anh tiếp tục được trình làng, có chất lượng và đều đạt giải cao trong các hội thi.
Kể đến nay, NN Trần Văn Hồng đã truyền dạy và đào luyện được hàng trăm người biết hát và say mê hát các làn điệu hò, ví, giặm dân ca xứ Nghệ. Để CLB hoạt động có hiệu quả, NN Trần Văn Hồng đã tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng, hàng tuần, phục vụ các hội nghị trong xã, giao lưu với các CLB bạn ở trong huyện, trong tỉnh. Anh đã vận động bạn bè, vận động các thành viên trong CLB và tự bỏ tiền riêng của mình ra để may phục trang, sắm đạo cụ đầy đủ cho CLB hoạt động và biểu diễn ngày càng chính quy, quy củ. Năm 2012 sở VHTT và DL tỉnh Nghệ An tổ chức Liên hoan các CLB đàn và hát dân ca ví giặm, CLB xã Đông Hiếu của NN Trần Văn Hồng với các tiết mục tự sáng tác, tự biểu diễn đã được ban giám khảo đánh giá là đạt giải loại A. Năm 2013, CLB hát dân ca xã Đông Hiếu của NN Trần Văn Hồng tham gia hội thi tiếng hát làng Sen, tiết mục dân ca ví giặm do anh soạn lời và dàn dựng đạt giải A. Cũng năm 2013, tại cuộc Liên hoan dân ca ví giặm lần thứ hai được tổ chức tại Nghĩa Đàn, CLB hát dân ca của xã Đông Hiếu lại đạt giải... Những năm gần đây, NNUT Nguyễn Văn Hồng liên tục lấy HCV về cho tỉnh nhà ở những cuộc thi toàn quốc như: 2016, HCV trong Hội diễn NTQC Quân khu 4, . 2017, HCV tại Liên hoan Hát Bài chòi và trình diễn DSVHPVT tại Hội An, Quảng Nam. 2018, 2 HCV cho cá nhân và toàn đoàn tại Hội thi dân ca ba miền tại Quảng Ninh....
Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng NNƯT Trần Văn Hồng cũng như cố NNƯT Nguyễn Nghĩa Hợi, rất xứng đáng được nhân dân vinh danh là “Người có công đưa Ví, Giặm lên miền Tây Nghệ An”. Với tình yêu quê hương, xứ sở, với lòng say mê vô bờ bến tiếng hát dân ca xứ Nghệ, với những thành tích hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển các làn điệu dân ca. Anh được Huyện ủy Thị Xã Thái Hòa điều lên giữ chức Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao thị xã Thái Hòa tháng 12/2017. Với cương vị này, hy vọng anh sẽ làm được nhiều hơn nữa cho sự gìn giữ và phát huy giá trị di sản phi vật thể Ví Giặm của chúng ta.
Ngô Thục Khuyên 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực hư lâu đài phủ gỗ, dát vàng 'từ đầu đến chân' của đại gia Việt 'mệnh Hỏa' đang gây sốt

  Không gian và nội thất trong căn nhà tráng lệ và sang trọng khiến nhiều người không khỏi tò mò về vị đại gia Việt "mệnh Hỏa" này. Gia thế người tổ chức đám cưới trong lâu đài dát vàng ở Ninh Bình Chủ nhân những tòa lâu đài nổi tiếng: 'Kẻ lên voi, người ngã ngựa' Lâu đài nghìn tỷ của đại gia xăng dầu đất Phú Thọ Mới đây, một tài khoản V.Nguyen đã chia sẻ hình ảnh về một căn biệt thự trên một nhóm Facebook khá nổi tiếng về nhà đẹp. Chỉ sau thời gian ngắn đăng tải, bộ ảnh của V.Nguyen nhận được 70.000 lượt yêu thích, hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ. Hiện tại, tốc độ lan truyền của hình ảnh căn nhà vẫn đang "nóng" trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Sở dĩ, các hình ảnh này nhận được sự quan tâm vô cùng lớn vì đó là một căn nhà được thiết kế cầu kỳ, quy mô và không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng cặn kẽ từng không gian và nội thất bên trong. Theo bài đăng, căn nhà hiện lên với phong cách cổ điển châu Âu. Trong đó, chất liệu gỗ chiếm đa số, từ cầ

Nhà sưu tầm trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối

  Nhà sưu tầm này đã dùng một thủ thuật mua hàng cực khéo léo khiến chủ nhân chiếc giường buộc phải bán cho ông. Trong giới sưu tầm cổ vật tại Trung Quốc, không ai là không biết cái tên Ma Weidu - nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục (Bắc Kinh). Ông Ma là một chuyên gia thẩm định với đôi mắt tinh tường, am hiểu các tác phẩm nghệ thuật cổ đại. Ông cũng thường xuyên xuất hiện trong các show truyền hình và được báo chí tôn vinh là "người sành đồ cổ nhất Bắc Kinh". Trong một chương trình truyền hình của đài CCTV, Ma Weidu đã kể lại hành trình sưu tầm vô cùng "kịch tính" của mình. Ma Weidu là nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục - một trong những bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc. Ảnh: Sohu Một lần nọ,  chuyên gia Ma Weidu ghé chơi nhà người quen và để ý thấy trong nhà có chiếc giường gỗ hoàng đàn. Gỗ hoàng đàn là loại gỗ cực kỳ quý hiếm tại Trung Quốc, chuyên được sử dụng làm đồ nội thất và lăng mộ quý tộc thời cổ đại. Cây gỗ hoàng đàn nổi tiếng bền bỉ, có thể tồn tại hà

Lê Ngọc Hữu - Nghệ nhân gỗ từ mộc mạc đến tinh tế

  Lê Ngọc Hữu - một doanh nhân trẻ thành công, tận tâm với nghề, luôn đặt giá trị của cộng đồng lên hàng đầu trong kinh doanh gỗ nguyên khối và lũa nhập khẩu.  Bình luận  0 Dân Việt trên     Bộ bàn ghế gỗ đinh hương giá hơn nửa tỉ đồng, chỉ đại gia mới dám chi tiền Tuyệt tác bộ bàn ghế gỗ trắc 17 món giá hơn 6 tỷ đồng của đại gia Hà Nội Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, hãy dấn thân vào những thử thách, trưởng thành từ những sai lầm, và đạt được những thành công vĩ đại hơn những gì bạn từng tưởng tượng - Lê Ngọc Hữu chia sẻ. Lê Ngọc Hữu - một người có niềm đam mê với gỗ (Ảnh NVCC) Lê Ngọc Hữu là một trong những nghệ nhân gỗ nổi tiếng tại Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Thuận, anh đã có niềm đam mê mãnh liệt với gỗ từ nhỏ. Được nuôi dưỡng trong môi trường làm nghề thủ công truyền thống của vùng đất miền Trung. Lê Ngọc Hữu đã tìm thấy đam mê và chính nó đã giúp anh trở thành một nghệ nhân gỗ tài ba. Sự hình thành và phát triển nghề thợ gỗ của Lê Ngọc Hữu Lê Ngọc Hữu là một