Chuyển đến nội dung chính

Những cổ vật quý giá tinh xảo nhất của nhân loại (Phần 8): Kinh thêu

Tám loại cổ vật tuyệt vời nhất thuộc về nước Yên (Thời Chu, ngày nay thuộc phía Hà Bắc và phía nam Liêu Ninh, Trung Quốc), bao gồm: Hoa khảm, khảm nạm sơn kim, đồ men Cảnh thái lam, ngọc bội, chạm khắc ngà voi, sơn khắc, thảm hoàng cung, và thêu thủ công. Tám tuyệt kỹ nghệ thuật thủ công này đã hấp thu hết thảy tinh hoa của nghề thủ công dân gian; đến thời Thanh triều đã lên đến đỉnh cao, cũng dần dần hình thành một trường phái nghệ thuật đặc sắc trong cung đình gọi là “Kinh tác”. Hết thảy đều thiện mỹ, chỉ có thể chiêm ngưỡng, không thể nói lên lời.
Kinh thêu hay còn gọi là cung thêu, là một công nghệ thủ công thêu truyền thống của Trung Quốc cổ đại, cũng là một thuật ngữ chuyên dùng cho các sản phẩm thêu thùa tại kinh đô Bắc Kinh. Thời đại nhà Minh và nhà Thanh, kinh thêu phát triển rất hưng thịng, được sử dụng chủ yếu để trang trí trang phục hay những trang sức trong cung đình, mang một phong cách thanh lịch, nghệ thuật điêu luyện cùng kỹ thuật tinh tế. Nghệ thuật kinh thêu trong hoàng cung là việc sử dụng hàng trăm hàng nghìn các sợi tơ liên kết lại với nhau, là kết tinh của nghệ thuật sáng tạo cùng sự lao động miệt mài của con người từ thời cổ đại.
Áo khoác với hoa văn gặp gỡ trên cầu – Minh triều
Nguồn gốc lịch sử
Tìm hiểu về lịch sử kinh thêu chúng ta hãy ngược dòng quay về triều đại nhà Đường. Trong “Khiết Đan Quốc Chí” có ghi lại rằng nước Yên có “cẩm tú tổ khởi, tinh tuyệt thiên hạ“, nghệ thuật thêu cung đình được bắt nguồn từ việc xây dựng viện thêu của nước Yên, chủ yếu ra đời để phục vụ cho y phục cung đình, đế vương và các hầu tước. Đến thời nhà Minh sau này, các phương pháp, công dụng, vật liệu, hoa văn trang sức v.v. nhiều lên, làm gia tăng sự tươi mới rõ nét, kèm theo sự gia tăng số lượng những người theo nghề.
Cung thêu trong đời Thanh càng trở nên hưng thịnh, đặc biệt là trong thời kỳ Quang Tự (Thanh Đức Tông). Do sự mở rộng không ngừng của nghệ thuật mà cung thêu đã lan đến những người dân ngoài kinh thành. Vào cuối triều đại nhà Thanh xuất hiện rất nhiều các xưởng thêu tại Bắc Kinh, từ việc thừa hưởng của một số đặc điểm cùng phương pháp cung thêu, làm cho những chủ đề về hoa văn trở nên mang nét dân gian, gần gũi với cuộc sống. Hậu nhân từ đó mới chuyển cái tên cung thêu trở thành kinh thêu.
Ý nghĩa truyền thừa
Là một nghệ thủ công truyền thống của cung đình đang cận kề sự thất truyền, kinh thêu cần được bảo vệ và phát triển cấp thiết. Kỹ thuật của công nghệ truyền thống Bắc Kinh này là một di sản văn hoá mang đậm tính dân tộc của đất nước, nó cũng thể hiện trí tuệ cùng sự khéo léo của phụ nữ Hoa Hạ.
Hiện nay tại bảo tàng Cố Cung đang bảo tồn một số sản phẩm kinh thêu trân quý tinh mỹ, mang một sự sang trọng và quý giá đến không tưởng. Do đặc tính của văn vật thuộc hàng tơ lụa mà bề ngoài của những bảo vật này dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bụi v.v. từ môi trường. Vì thế mà rất ít những vật phẩm tinh mỹ được đưa vào triển lãm. Vì vậy mà việc phục hồi, sao chép lại những văn vật cổ để tái hiện lịch sử kinh thêu là một nhiệm vụ rất trọng yếu trong công tác phục chế; để đưa các vật phẩm đó đạt được trạng thái như mức độ ban đầu là một quá trình vô cùng khó khăn.
Kỹ thuật đặc sắc 
Hoa văn trên kinh thêu phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc và ý nghĩa nhất định; tất cả hoa văn chủ đề hay sản phẩm đều phải lấy ý nghĩa cát tường làm tôn chỉ. Theo ghi chép lại, tôn chỉ sớm nhất được bắt đầu từ trước Công Nguyên thời kỳ Thuấn Vũ, đó là những câu chuyện về việc chế tạo y phục của vua trong 12 chương của cuốn “Thượng thư – Ngu sách”, ghi chép lại theo tất cả các đời vua trong các triều đại lịch sử.
Xuyên suốt 12 chương của cuốn sách này là 12 đồ án (đồ hình, án tự); mỗi một đồ án là tượng trưng cho thủ pháp cùng những lý tưởng khẳng định như nhật, nguyệt, chòm sao, núi (chấn định), rồng (biến hoá), hoa trùng (văn tài), hổ cùng thú (trung hiếu), tảo (trong sạch), hoả (quang minh), gạo hồng (nuôi dân) v.v. Các đồ án đều là những sự vật được khái quát từ cuộc sống, nhằm giúp người thiết kế thể hiện ra được một ý nguyện chính xác của chủ nhân sản phẩm, dựa trên hình hài cụ thể mà phản ánh những khái niệm trừu tượng.
Tương truyền, những tinh phẩm trân quý được lưu truyền lại cho hậu thế đều do bàn tay của các nghệ nhân nam thực hiện, đây là sự khác biệt rõ rệt giữa thêu cung đình và thêu quý cách (nghệ nhân thêu là nữ nhân). Thêu cung đình với mục đích phục vụ cung đình, sản xuất những chế phẩm hoàng gia, thêu quý cách dùng trong nhưng đồ dùng hàng ngày của người dân vì thế mà các yêu cầu cùng tiêu chuẩn sản xuất thủ công là hoàn toàn khác nhau. Ngoài những quy phạm nghiêm khắc về bề ngoài như đồ hình, chủ đề, màu sắc khác nhau, thêu cung đình còn cần một quy trình công nghệ cố định, và tuyệt đối không cho phép dân gian sử dụng hay sáng tác những ý tưởng giống cung đình.
Hoa văn trên vai áo thêu bằng kim tuyến thể hiện ba loại hoa mẫu đơn – Cuối triều Thanh
Theo khảo cứu về phương pháp châm kim, mỗi một đồ hình khác nhau đều có những quy phạm tương đối khắt khe. Chẳng hạn như hình vẽ khuyển (chó) trên trang phục, hoặc long nhãn, lông, các bộ phận đều được sắp xếp theo những đường kẻ màu sẽ sử dụng các phương pháp châm kim ngũ sắc hay hải đích. Mỗi phương pháp đều là một tiêu chuẩn và quy phạm nghiêm ngặt, trí tuệ của người nghệ nhân đều được thể hiện trong việc xử lí những phương pháp này.  Khi đánh giá các sản phẩm thêu quý hiếm của triều đại nhà Thanh, có thể thấy rõ mặc dù niên đại bất đồng, đồ hình có những thay đổi, nhưng phương pháp tổng thể là bất biến, hơn nữa từ mỗi một món đồ thêu đều cho ta thể nghiệm được sự tu dưỡng của người nghệ sĩ cao siêu .
Túi thêu bách hoa tranh diễm
Có thể nói, kinh thêu đã đạt đến:
“Tụ hợp chi tiết rườm rà mà không loạn, tươi đẹp lộng lẫy mà không tục”, từng lừng danh khắp thiên hạ.
Màu sắc và nguyên liệu
Các màu sắc chủ yếu được sử dụng trong kinh thêu là đen, vàng, đỏ, lam; tổng cộng bốn màu. Đen thể hiện sự huyền bí, vàng thể hiện quyền lực, đỏ thể hiện hỉ sự, lam thể hiện sự phú quý. Những màu sắc này kết hợp với nhau tạo nên một hình dáng đoan trang, chững chạc, thiết sắc tao nhã, ung dung cao quý, mang theo khí phái tôn nghiêm cao quý của hoàng gia.
Đặc điểm lớn nhất của kinh thêu là dùng những nguyên liệu quý hiếm, không tiếc tiền. Tơ lụa là nguyên liệu tốt nhất được sử dụng làm vải, chỉ thêu thường dùng bằng những sợ tơ vàng bạc, ngọc trai được tinh chế, hay lông của khổng tước cũng là một trong những nguyên liệu vô cùng quý giá. Một số sản phẩm thêu còn được điểm xuyết bằng đá quý như mã não hay ngọc bích.
Dưới đây là một số sản phẩm kinh thêu, với hoa văn cực kì độc đáo mỹ miều, mời quý độc giả cùng chiêm ngưỡng:
Hình thêu chữ Trường Thọ
Hình thêu chữ Phúc
Đúng là, “tám loại cổ vật tuyệt vời nhất” của đất nước Trung Hoa, danh bất hư truyền:
Mỗi một món đồ tinh mỹ tuyệt luân của hàng thủ công mỹ nghệMỗi kỹ xảo tinh tếĐều minh hiển trên đôi tay người nghệ nhânKể lại câu chuyện truyền thuyết của những người cổ xưaĐồng thời cũng chứng kiến sự thịnh suy tang thương của hàng thủ công lâu đờiYên kinh bát tuyệt” trải qua trăm ngàn năm lưu truyềnNgưng tụ văn hoá dân tộc Hoa HạTrí huệ thông minh cùng năng lực sáng tạo nghệ thuật phi phàm
Theo sohu.com
Ảnh trong bài: sohu.com
Uyển Vân biên dịch
Đại Kỷ Nguyên bàn: Người xưa tôn kính Thần Phật, kính Thiên trọng địa, coi trọng đạo đức, sống theo phép tắc lễ nghi, trên dưới phân minh. Đó chính là nền tảng tinh thần cho sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật, cho dù là được thực hiện thủ công, trải qua hàng ngàn năm phát triển cũng đã đạt được đến đỉnh cao của nghệ thuật, tuyệt mỹ tuyệt hảo.
Ngày nay các nghề thủ công truyền thống này ít nhiều đã bị mai một, có nghề còn đứng trước nguy cơ bị thất truyền. Thiết nghĩ, muốn thực sự phục hưng được những tinh túy từ ngàn xưa của dân tộc này, thì trước hết cần khôi phục nền tảng đạo đức và lối sống của con người hiện đại, vốn đang bị suy thoái với tốc độ kinh hồn. Có lẽ chỉ khi người thời nay quay lại đạt được đến tiêu chuẩn đạo đức cao thượng như của người xưa, thì mới có hy vọng phục hưng  hoàn toàn và thực chất các giá trị văn hóa phi vật thể quý giá đi kèm; và có gì ngăn cản điều tốt đẹp đó xảy ra?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực hư lâu đài phủ gỗ, dát vàng 'từ đầu đến chân' của đại gia Việt 'mệnh Hỏa' đang gây sốt

  Không gian và nội thất trong căn nhà tráng lệ và sang trọng khiến nhiều người không khỏi tò mò về vị đại gia Việt "mệnh Hỏa" này. Gia thế người tổ chức đám cưới trong lâu đài dát vàng ở Ninh Bình Chủ nhân những tòa lâu đài nổi tiếng: 'Kẻ lên voi, người ngã ngựa' Lâu đài nghìn tỷ của đại gia xăng dầu đất Phú Thọ Mới đây, một tài khoản V.Nguyen đã chia sẻ hình ảnh về một căn biệt thự trên một nhóm Facebook khá nổi tiếng về nhà đẹp. Chỉ sau thời gian ngắn đăng tải, bộ ảnh của V.Nguyen nhận được 70.000 lượt yêu thích, hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ. Hiện tại, tốc độ lan truyền của hình ảnh căn nhà vẫn đang "nóng" trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Sở dĩ, các hình ảnh này nhận được sự quan tâm vô cùng lớn vì đó là một căn nhà được thiết kế cầu kỳ, quy mô và không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng cặn kẽ từng không gian và nội thất bên trong. Theo bài đăng, căn nhà hiện lên với phong cách cổ điển châu Âu. Trong đó, chất liệu gỗ chiếm đa số, từ cầ

Nhà sưu tầm trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối

  Nhà sưu tầm này đã dùng một thủ thuật mua hàng cực khéo léo khiến chủ nhân chiếc giường buộc phải bán cho ông. Trong giới sưu tầm cổ vật tại Trung Quốc, không ai là không biết cái tên Ma Weidu - nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục (Bắc Kinh). Ông Ma là một chuyên gia thẩm định với đôi mắt tinh tường, am hiểu các tác phẩm nghệ thuật cổ đại. Ông cũng thường xuyên xuất hiện trong các show truyền hình và được báo chí tôn vinh là "người sành đồ cổ nhất Bắc Kinh". Trong một chương trình truyền hình của đài CCTV, Ma Weidu đã kể lại hành trình sưu tầm vô cùng "kịch tính" của mình. Ma Weidu là nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục - một trong những bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc. Ảnh: Sohu Một lần nọ,  chuyên gia Ma Weidu ghé chơi nhà người quen và để ý thấy trong nhà có chiếc giường gỗ hoàng đàn. Gỗ hoàng đàn là loại gỗ cực kỳ quý hiếm tại Trung Quốc, chuyên được sử dụng làm đồ nội thất và lăng mộ quý tộc thời cổ đại. Cây gỗ hoàng đàn nổi tiếng bền bỉ, có thể tồn tại hà

Lê Ngọc Hữu - Nghệ nhân gỗ từ mộc mạc đến tinh tế

  Lê Ngọc Hữu - một doanh nhân trẻ thành công, tận tâm với nghề, luôn đặt giá trị của cộng đồng lên hàng đầu trong kinh doanh gỗ nguyên khối và lũa nhập khẩu.  Bình luận  0 Dân Việt trên     Bộ bàn ghế gỗ đinh hương giá hơn nửa tỉ đồng, chỉ đại gia mới dám chi tiền Tuyệt tác bộ bàn ghế gỗ trắc 17 món giá hơn 6 tỷ đồng của đại gia Hà Nội Đừng bao giờ từ bỏ giấc mơ của mình, hãy dấn thân vào những thử thách, trưởng thành từ những sai lầm, và đạt được những thành công vĩ đại hơn những gì bạn từng tưởng tượng - Lê Ngọc Hữu chia sẻ. Lê Ngọc Hữu - một người có niềm đam mê với gỗ (Ảnh NVCC) Lê Ngọc Hữu là một trong những nghệ nhân gỗ nổi tiếng tại Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Thuận, anh đã có niềm đam mê mãnh liệt với gỗ từ nhỏ. Được nuôi dưỡng trong môi trường làm nghề thủ công truyền thống của vùng đất miền Trung. Lê Ngọc Hữu đã tìm thấy đam mê và chính nó đã giúp anh trở thành một nghệ nhân gỗ tài ba. Sự hình thành và phát triển nghề thợ gỗ của Lê Ngọc Hữu Lê Ngọc Hữu là một