Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Tiếp lửa cho làng nghề làm thớt gỗ Định An

  ĐTO - Huyện Lấp Vò không chỉ nổi tiếng với Làng nghề dệt chiếu truyền thống ở 2 xã Định Yên, Định An, nơi đây còn được biết đến bởi Làng nghề làm thớt gỗ tiếng tăm. Đó là Làng nghề làm thớt gỗ ở xã Định An và hiện nay, người dân làng nghề đã đầu tư máy móc, với nhiều sáng tạo trong nghề, góp phần cải thiện nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình... Người dân làng nghề cắt từng miếng gỗ từ thân cây bằng máy cưa chuyên dụng NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH  VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Theo những người có thâm niên trong nghề kể lại, hơn 70 năm trước, người dân ở đây thường chuyên chở, mua bán hàng hóa, nông sản bằng ghe đến các tỉnh xa và khi trở về thường mua cây mù u để làm cột nhà... Phần gỗ mù u còn thừa lại sau khi làm nhà, người dân cưa ra làm thớt để sử dụng và bán. Gỗ mù u mịn, thẳng và tương đối chắc, đặc biệt hương gỗ thơm, có độ bền cao và ít bị mối mọt, phù hợp để làm thớt vì khi chặt, xắt hay băm... thớt gỗ mù u không bị xước và lưu lại vết đen như các loại thớt khác. Lâu dần tiếng đồn vang x

Bí mật hơn 100 năm trong tráp gỗ

  Thấy dòng họ làng bên rước tráp gỗ đựng vật quý, ông Sử cùng con cháu liều mở chiếc tráp ở nhà thờ tổ, thấy hai sắc phong của vua Khải Định. Chiều cuối năm, ông Nguyễn Xuân Sử, 58 tuổi, tộc trưởng dòng họ Nguyễn Xuân ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, bưng tráp dài hơn 100 cm, rộng và cao 30 cm ra lau sạch để chuẩn bị cho lễ cúng tất niên. Gần một năm kể từ khi giải mã bí mật trong tráp, ông Sử bận rộn hơn trước vì nhiều người liên hệ xin xem. Ông Sử là hậu duệ của Nguyễn Xuân Toàn, quan thời Hậu Lê sống vào những năm 1700. Do có công khuyến nông, chiêu mộ dân khai khẩn đất hoang, mở mang bờ cõi vùng Triều Sơn, huyện Thiên Lộc, nay thuộc xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, ông Nguyễn Xuân Toàn được vua tặng cho nhiều sắc phong cùng cổ vật. Qua hàng trăm năm, các cổ vật lần lượt thất lạc, chỉ còn lại tráp gỗ màu đỏ, xung quanh vẽ hoa văn cách điệu, dưới đế sơn vàng dạng lưới song đã bong tróc. Ông Sử bên tráp gỗ đựng hai sắc phong quý hiếm. Ảnh:  Đức Hùng Tráp được đặt trên bàn thờ cao nhất của nhà th

Đồng Tháp: Du khách thích thú in tranh khắc gỗ

  Có mặt tại không gian đường hoa Xuân năm Giáp Thìn 2024, TP Cao Lãnh, phóng viên bắt gặp những hình ảnh các bạn trẻ cùng người thân trải nghiệm tự in cho mình những bức tranh đẹp. (Ảnh Hữu Tuấn) Tranh khắc gỗ là sản phẩm của Nhóm họa sĩ Sắc Hoa, sản phẩm đã gây nên sự chú ý của người dân và du khách khi đến với Đồng Tháp. (Ảnh Hữu Tuấn) Các bạn trẻ được các họa sĩ hướng dẫn in tranh lên giấy, để tạo ra một bức tranh đẹp đòi hỏi các bạn trẻ phải khéo léo, tỉ mĩ. (Ảnh Hữu Tuấn) Sau khi được các họa sĩ hướng dẫn, các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một bức tranh lý tưởng đem về nhà treo. (Ảnh Hữu Tuấn) Một du khách thích thú với sản phẩm tranh do chính tay mình in ra. (Ảnh Hữu Tuấn) Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Đắc Nguyên - Nhóm trưởng Nhóm họa sĩ Sắc Hoa cho biết: Họa sĩ vẽ hình lên ván gỗ, sau đó dùng dụng cụ khắc theo hình đã vẽ, tiếp tục lăn mực in lên ván gỗ đã khắc rồi in qua giấy, sau đó tạo ra thành phẩm. (Ảnh Hữu Tuấn) Một người dân thích thú khoe bức tranh của mình tạo ra từ

Vác gỗ ngược rừng, làm “homestay” trên đỉnh núi

  Dẫn phóng viên chinh phục   đỉnh Lùng Cúng   (nằm ở độ cao 2.913m so với mực nước biển - là 1 trong 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam), anh Hờ A Nhà (sinh năm 1985) người Mông ở bản Tu San, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, mang đến bất ngờ này tới bất ngờ khác. Bình minh trên đỉnh Lùng Cúng. Ảnh: HỒNG THÁI “Tay trắng” dựng homestay chốn thâm sơn cùng cốc Theo lời hẹn, sau 3 tiếng đi từ thành phố Yên Bái đến huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), buổi trưa, anh Hờ A Nhà cùng nhóm thanh niên người Mông ở bản Tu San đón chúng tôi ở trung tâm xã Nậm Có. Họ nhận nhiệm vụ chở đoàn vào bản Lùng Cúng bằng xe máy. Quãng đường này dài 25km nhưng toàn những con dốc dựng ngược, đất đá lổm chổm sau mưa nên phải đi mất 2 giờ đồng hồ. Khi đến chân núi, anh Hờ A Nhà cùng anh Thào A Mang (sinh năm 2001) đi cùng đoàn chúng tôi để phụ giúp mang hành lý, hỗ trợ mọi người ở những cung đường khó khăn, đoạn vách đá, vượt đèo. Hai người dẫn đường là anh Nhà, anh Mang sẽ đồng hành cùng đoàn suốt hành trình. T

Ngắm gác chuông bằng gỗ cao nhất Việt Nam tại ngôi chùa linh thiêng ở Thái Bình

  Nằm trong khuôn viên chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), toà gác chuông gần 400 năm tuổi được làm hoàn toàn bằng gỗ lim. Nhìn từ xa, gác chuông như bông hoa sen khổng lồ đang bung nở. Gác chuông là kiến trúc thường thấy trong các ngôi chùa ở Việt Nam. Thế nhưng gác chuông tại chùa Keo là độc nhất vô nhị, từ chất liệu cho đến kích thước. Tháng 12/2007, gác chuông Chùa Keo được Kỷ lục Guinness Việt Nam xác lập là gác chuông bằng gỗ cao nhất Việt Nam. Gác chuông chùa Keo được dựng theo kiểu chồng diêm cổ các nhưng có tới 3 tầng, 12 mái với kiến trúc mặt bằng theo hình vuông, diện tích 72 m2, độ cao từ nền tới bờ nóc là 11,5 m; và được dựng trên nền gạch xây đôn cao. Ở mỗi hướng đều có bậc lên xuống gác chuông. Ở mỗi tầng của gác chuông đều được làm 4 mái, lợp ngói nam, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng 12 mái ngói, ở mỗi mái đều có đầu đao cong mềm mại. Riêng hệ thống ghép mộng của cụm đấu của c

Ông Đồ mê ông Địa

  (DNTO) - Ông đồ Nguyễn Hiếu Tín không chỉ được biết đến là nhà thư pháp tài hoa, nổi bật với nhiều công trình nghiên cứu sâu về nghệ thuật thư pháp chữ Việt, mà còn là nhà sưu tập tem có hạng với nhiều giải thưởng lớn trong, ngoài nước. Gần đây anh lại bén duyên với những hiện vật gốm sứ Nam bộ, và có niềm đam mê đặc biệt với những hình tượng ông Địa mộc mạc, dân dã, hình thành nên bộ sưu tập ấn tượng, độc đáo. Thầy đồ Nguyễn Hiếu Tín với bộ sưu tập ông Địa Ông Địa không chỉ là vị thần gần gũi với người dân Nam bộ, mà còn là một nét đẹp văn hóa, biểu thị cho sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người ở vùng Nam bộ lúc khẩn hoang; là biểu tượng cho tinh thần hào sảng, may mắn, ước mơ của người dân trong quá trình lao động và sáng tạo. Bộ sưu tập trên 300 ông Địa cổ xưa Trong ngôi nhà 4 tầng của mình, anh Nguyễn Hiếu Tín dành hết không gian để bày trí các loại đồ gốm, tượng gỗ lũa, ấm trà, tranh ảnh... biến nơi đây như một bảo tàng thu nhỏ. Mỗi bộ sưu tập, anh lại phân loại thành nhiều chủ

Thăng trầm hình tượng rồng trong mỹ thuật Việt Nam

  Biên phòng -  Rồng là linh vật cao quý nhất trong tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. Đó cũng là biểu tượng của vua. Người Việt Nam không ai không biết đến hình tượng rồng, bởi ngay từ nhỏ đã được nghe người già kể chuyện quanh bếp lửa về tổ tiên người Việt là “Con Rồng, cháu Tiên”, được lên chùa, đình làng ngắm rồng trên mái, trên các mảng chạm khắc gỗ, trên quai chuông đồng, trên trán bia Tiến sĩ. Biểu tượng hổ trong tâm thức dân gian Chuyện về những chú chuột trong tranh Đông Hồ Tôn vinh linh vật Việt Nam Ấn vàng Sắc mệnh chi bảo vào triều Nguyễn. Ảnh: Trịnh Sinh Tuy thấy con rồng, nhưng mọi người đều được chiêm ngưỡng qua lăng kính của nghệ thuật, mà chưa ai thấy hình tượng rồng thật sự ngoài đời. Vì đó là con vật không có thật, được thể hiện qua trí tưởng tượng phong phú của con người. Cũng vì thế mà trong tâm thức của người Việt, có lúc đó là hình ảnh của cá sấu. Thư tịch còn ghi lại: Vào thời Hùng Vương, người xưa phải xăm mình cho giống Giao Long để khi xuống nước tránh bị hại. C