Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Giỗ Tổ ngành gỗ mỹ nghệ 2023

  (ĐN) - Tối 6-1, tại Khu chợ đầu mối đồ gỗ Hố Nai, Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (Dowa) đăng cai tổ chức Lễ giỗ Tổ ngành nhằm lưu giữ giá trị truyền thống và tinh thần quý báu của ngành, tạo sự lan tỏa qua các thế hệ doanh nhân ngành gỗ. Nghi thức lễ Giỗ Tổ ngành gỗ Chương trình có sự phối hợp của Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa), Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (Bifa), Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định (Fpa) và Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vietfores). Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi và đại diện một số sở, ngành cũng đã tới dự. Năm 2022, ngành gỗ cả nước đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là sự suy giảm từ thị trường xuất khẩu. Dù vậy, kết thúc năm, doanh số xuất khẩu các mặt hàng từ gỗ và lâm sản vẫn đạt cao, cán đích 15,8 tỷ USD. Năm 2023, ngành gỗ cả nước đang tính toán để điều chỉnh kế hoạch sản xuất, liên kết mạnh mẽ các hiệp hội, hội viên để phát triển, đồng thời đẩy mạnh kinh doanh ở thị trường nội địa. Cùng với lễ Giỗ Tổ ngành, tại khu chợ đầu mối đồ gỗ H

Cơ ngơi hoành tráng của nghệ sĩ Xuân Hinh ở tuổi ngoài 60

  Xuân Hinh là nghệ sĩ hài nổi tiếng ở khu vực phía Bắc. Ông hoạt động nghệ thuật năng nổ và được nhiều khán giả yêu mến. Ở độ tuổi ngoài 60, Xuân Hinh xây dựng nên 2 cơ ngơi hoành tráng tại Hà Nội và Bắc Ninh.  Xuân Hinh được mệnh danh là "vua hài đất Bắc". (Ảnh: Facebook Xuân Hinh)  Hiện tại, gia đình Xuân Hinh đang sinh sống trong ngôi nhà trên phố Hàng Bông, Hà Nội. Trên trang cá nhân, nam danh hài cũng thường chia sẻ hình ảnh cơ ngơi sang trọng.  Bên trong cơ ngơi của Xuân Hinh tại Hà Nội. (Ảnh: Facebook Xuân Hinh)  Nhiều người đoán rằng, căn nhà có giá lên đến vài chục tỷ đồng. Tuy chính chủ chưa xác thực, nhưng nhìn nội thất bên trong ai cũng phải trầm trồ và tin rằng nó có thể ở mức giá ấy.  Một góc phòng khách toát lên sự ấm cúng và không kém phần sang trọng. (Ảnh: Facebook Xuân Hinh) Căn biệt thự của Xuân Hinh được thiết kế theo phong cách truyền thống. Nam danh hài bày trí nội thất theo hướng hoài cổ. Bộ tràng kỷ, tủ thờ gia tiên đều được làm từ gỗ quý, chạm trổ ti

Nhà cổ Dương Văn Hổ: Lưu giữ giá trị kiến trúc trên vùng đất Cù Lao Bạch Đằng

  Nhà cổ Dương Văn Hổ thuộc ấp Điều Hòa, xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Được bao bọc bởi dòng sông Đồng Nai, nằm ở phía Nam thị xã Tân Uyên, cách trung tâm thị xã khoảng 5km và cách thành phố Thủ Dầu Một 20km về hướng Đông, được UBND tỉnh Bình Dương xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh ngày 25/8/2020. Nhà cổ có kiến trúc dạng chữ Đinh, kiểu nhà rội - một kiểu nhà phổ biến của người Việt ở Nam Bộ. Toàn bộ kết cấu ngôi nhà đều bằng gỗ, với nhiều loại gỗ quý, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch tàu đỏ. Ngôi nhà vừa là công trình kiến trúc tài hoa, vừa chứa đựng những tác phẩm điêu khắc mang đậm dấu ấn mỹ thuật Nam Bộ.  Nhà cổ Dương Văn Hổ được thiết kế xây dựng từ chất liệu gỗ quý, kỹ thuật tốt đã giúp đem lại sự mát mẻ, thông thoáng cho ngôi nhà. Vẻ đẹp, giá trị kiến trúc nghệ thuật của ngôi nhà được bồi đắp, lưu truyền, bảo lưu qua nhiều thế hệ nên đã trở thành truyền thống. Góp phần giúp cho các nhà nghiên cứu có thêm nguồn tư liệu để tìm hiểu thêm về truyền thố

Ngắm linh vật Quý Mão từ gỗ tái chế ở Hội An

  Bằng đôi tay khéo léo và những khúc củi trôi về từ thượng nguồn sau mưa lũ, những người thợ mộc ở Hội An chế tác nên bức tượng linh vật mèo mang dáng hình độc đáo. Trong xưởng chế tác tượng gỗ ở phường Tân An (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam), chủ xưởng Lê Ngọc Thuận và đội ngũ thợ cho ra đời hơn 100 bức tượng linh vật mèo từ củi lũ. Những bức tượng này đã theo chân anh Thuận tham gia các sự kiện chào năm mới 2023 vừa rồi như Triển lãm "Con đường nghệ thuật và sáng tạo" do UBND thành phố Hội An tổ chức ở Vườn tượng An Hội và Triển lãm “Mèo du Xuân" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra tại Hà Nội. Những người thợ miệt mài chế tác tượng mèo từ củi lũ. Là người theo đuổi định hướng kinh doanh làm du lịch cộng đồng, du lịch xanh gắn với phát triển bền vững, anh Thuận ấp ủ dự định về những bức tượng gỗ, đồ lưu niệm, trang trí làm từ gỗ tái chế từ mấy năm nay và từng cho ra đời những chiếc bàn, chiếc ghế, chén, đũa, bình hoa… để trưng bày, giới thiệu tại các nhà hàng của

Loại nhang làm từ gỗ quý giá 3,5 triệu/kg, chưa Tết đã bán hết cả nghìn bó

  Loại nhang này được làm từ gỗ đắt đỏ và quý nên giá bán cũng khá cao, một kg giá lên đến 3,5 triệu đồng. Đó là nhang sản xuất từ gỗ trầm hương, một loại gỗ quý, thuộc 1 trong số những nguyên liệu thô giá trị nhất thế giới. Theo đông y, gỗ trầm hương có tác dụng nạp thận, giáng khí, bình can tráng nguyên dương, chữa 1 số bệnh như khó thở, hen suyễn, đau ngực… Còn trong tây y, chúng tạo thành thuốc để chữa các bệnh về buồn nôn, tiêu chảy, suy tim… Không chỉ thế, gỗ trầm còn có hương thơm rất nhẹ và dễ chịu giúp giảm stress, thư giãn đầu óc, an thần. Nhang trầm được nhiều người ưa chuộng vì mùi thơm dịu nhẹ. Biết được các công dụng tốt của trầm hương, anh Châu Tự Trọng quyết định làm và bán các sản phẩm về trầm hương. Trong đó, sản phẩm nhang làm từ gỗ trầm được nhiều người tìm mua trong dịp Tết Nguyên đán này. “Tôi sản xuất hương từ gỗ trầm cũng được gần chục năm nay nhưng mặt hàng này bán chạy nhất vào giáp Tết Nguyên đán. Năm nay cũng không ngoại lệ, những bó nhang trầm hương bán rất

Làng nghề Phương Độ nhộn nhịp cuối năm

  Tết Nguyên đán Quý Mão đã cận kề, những ngày này, không khí lao động tại các hộ sản xuất đồ mộc mỹ nghệ  ở Làng nghề mộc mỹ nghệ Phương Độ, xã Xuân Phương (Phú Bình) , trở nên nhộn nhịp hơn. Những người thợ tại các xưởng đang tất bật hoàn thiện sản phẩm nhằm kịp đơn hàng giao cho khách. Cơ sở đồ gỗ Cửu Thủy. Đến Làng nghề mộc mỹ nghệ Phương Độ vào một ngày đầu tháng Chạp, chúng tôi thấy công nhân tại các xưởng sản xuất ai nấy đều nhanh tay đánh giấy giáp, lắp ráp các bộ phận của những chiếc tủ, giường, kệ, bàn thờ… thành một sản phẩm hoàn chỉnh; tiếng máy cưa, máy xẻ, máy bào rền vang… Nhanh tay lau bụi trên chiếc bàn thờ để giao cho khách vào đầu giờ chiều, anh Nguyễn Văn Chúc, chủ cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Việt Chúc, ở Làng nghề mộc mỹ nghệ Phương Độ, chia sẻ: Vào dịp cuối năm Âm lịch, mặt hàng mộc mỹ nghệ được nhiều người ưa chuộng, sức mua của người dân cũng tăng cao. Không riêng gia đình tôi mà các hộ sản xuất đồ mộc khác trong Làng nghề đều rất bận rộn hoàn thiện sản phẩm để giao cho

Khách mời hôm nay: Gặp gỡ nghệ nhân Châu Thái Thanh, người "thổi hồn" cho gỗ ở Bình Dương

  Nghệ nhân Châu Thái Thanh – người được mệnh danh là bàn tay vàng của nghề điêu khắc gỗ tại Bình Dương. Từng tốt nghiệp về kinh tế nhưng giờ ông đã trở thành nghệ nhân theo ý nguyện của cha, là nghệ nhân Châu Văn Trí (tên thường gọi là Chín Trí) có 60 năm trong nghề điêu khắc gỗ. Nghề điêu khắc gỗ hình thành và phát triển trên đất Bình Dương đã hơn 200 năm. Giờ đây, trải qua nhiều thăng trầm, đi qua thời kỳ vàng son, làng nghề điêu khắc gỗ Bình Dương vẫn được các thế hệ kế tiếp nhau trao truyền, lưu giữ. Xuất thân từ một gia đình vốn có truyền thống làm nghề điêu khắc gỗ, ngay từ khi lên 10 tuổi, nghệ nhân Châu Thái Thanh đã làm quen với nghề. Đến năm 18 tuổi, ông đã thành thạo và được cha cho thực hiện các tác phẩm tranh rồng phụng. Hiện Nghệ nhân Châu Thái Thanh đại diện gia đình, điều hành cơ sở điêu khắc gỗ của gia đình và cũng là người tạo ra những mẫu mã mới để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Và ông cũng là người đã đào tạo ra nhiều