Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Kiến trúc độc đáo của ngôi đình 260 năm tuổi

  NGHỆ AN Xây dựng thời vua Lê Hiển Tông, đình Hoành Sơn được đánh giá “có nghệ thuật chạm khắc đẹp nhất cả nước”. Đình Hoành Sơn, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt tháng 11/2020. Cuối năm 2017, Thủ tướng đã xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với công trình này. Toàn cảnh đại đình (đình Hoàng Sơn). Ảnh:  Nguyễn Hải Theo Ban Quản lý di tích tỉnh Nghệ An, đình Hoành Sơn xây năm 1763. Người khởi xướng và chủ sự xây dựng là ông Đặng Thạc, quan triều vua Lê Hiển Tông (1740-1786). Năm đó đời sống nhân dân sung túc, các tầng lớp sĩ, nông, công, thương trong làng đều làm ăn phát đạt, ông Thạc chọn đất tốt, huy động tiền của trong dân để mua gỗ quý, mời thợ giỏi trong vùng về xây dựng. Đình rộng hơn 1.660 m2, ngoảnh hướng đông bắc, phía sau có núi, phía trước là sông Lam. Trong đó, đại đình rộng hơn 330 m2, được dựng theo lối nhà 7 gian. Đại đình được tạo bởi 6 bộ vì với 32 cột. Đây là lối kết cấu vì kèo theo kiểu

Con trâu chở đạo và Huyền Thiên Lão Tử

  Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc phả bàn rằng: Trời ban đầu mở vào Giáp Tý. Đất tụ mang ở Ất Sửu. Vận người sinh ở Giáp Dần. Vạn vật ra đời ở gian Ất Mão. Từ thời Bàn Cổ, Thái cực sinh Lưỡng Nghi, là Thiên Địa. Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, là Thái âm, Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương. Tứ tượng biến hóa thành nhiều hình trạng... Thiên Hoàng nối Bàn Cổ mà trị ở ngôi Thiên tử, nắm quyền chế độ, mới chế ra Can chi. Mười can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ Canh, Tân, Nhâm, Quý. Mười hai chi là Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Vị, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Lấy đó để định thời gian, giúp nhân dân biết phương hướng.     1. Các thánh nhân thời cổ đại đã chế ra Thiên can và Địa chi dùng để phân định thời gian và nhận biết phương hướng. 12 con giáp không chỉ dùng để chỉ ngày giờ tháng năm, mà còn là để gọi tên cho các khu vực trên mặt đất. Vì thế, các con giáp được gọi là các Địa chi. 12 địa chi được sắp xếp theo 4 phương đông - tây - nam - bắc, mỗi phương tương ứng với 3 vùng đất (3 địa chi). Như một chiế

Lễ cúng thần rừng đầu nguồn dân tộc Mông

  Đồng bào dân tộc Mông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cùng nhóm đồng bào dân tộc Mông đang hoạt động hàng ngày tại “Ngôi nhà chung” tái hiện lễ cúng thần rừng đầu nguồn, một trong những hoạt động chào đón năm mới 2021 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Lễ cúng Thần rừng đầu nguồn là lễ hội tồn tại và phát triển cùng với nhiều thế hệ dòng họ, lễ hội cũng là hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian gắn với đời sống của đồng bào. Theo quan niệm từ xa xưa, thế giới tâm linh của đồng bào có các vị thần như: Thần núi, thần rừng… Bởi vậy, đồng bào tổ chức các lễ cúng, lễ hội để cảm tạ các vị thần che chở cho họ trong cuộc sống. Tục thờ thần rừng để phù hộ dân làng khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, mùa màng tươi tốt, thú dữ không vào quấy rối và đặc biệt là giữ rừng, thể hiện sự thành kính của con cháu với thần rừng, thần trời, thần đất. Lễ cúng thần rừng được tổ chức vào ngày đầu năm mới, ngày sạch nhất trong năm, trời linh thiêng, các lễ vật sẽ được d

Choáng với ngôi nhà dùng toàn gỗ hương quý hiếm

  Bộ bàn ghế gỗ này gia đình đặt làng nghề Đồng Kỵ gia công riêng nên cực kỳ tinh xảo. Thú chơi đồ gỗ hiện nay vẫn được nhiều người ưa chuộng. Vì vậy, nhiều gia đình không ngại đầu tư vài trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng cho một ngôi nhà gỗ hay một  bộ bàn ghế gỗ  được chạm khắc kỳ công, tinh xảo. Bên ngoài, ngôi nhà ống này được thiết kế theo kiểu lệch tầng với 3 tầng đằng trước và 4 tầng đằng sau. Thiết kế nhà chủ yếu do gia chủ đi tham khảo những công trình khác để tích lũy kinh nghiệm và về tự lên ý tưởng thiết kế. Tuy nhiên, bước vào bên trong, nhiều người không khỏi choáng ngợp trước độ "chịu chơi" của chủ nhà khi sử dụng toàn đồ  nội thất gỗ  nhìn qua đã biết giá trị không hề rẻ. Vì gia chủ có niềm đam mê bất tận với đồ gỗ nên nội thất trong nhà chủ yếu dùng gỗ hương quý hiếm và đặt  làng nghề Đồng Kỵ  gia công riêng. Lại thêm phần khá kỹ tính nên chủ nhà mất rất nhiều thời gian mới tìm được cơ sở sản xuất có tay nghề cao, đủ khả năng đục và chạm trổ đồ gỗ bằng tay cho