Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Xe đầu kéo độ "nhà di động" thân vỏ gỗ, bán 8,69 tỷ đồng

 (Kiến Thức) - Chiếc xe tải gia đình khổng lồ được độ thành "nhà di động" và đặt với cái tên xe International Lonestar 2021 này, hiện đang tìm kiếm một người mua với giá bán 375.000 USD (khoảng 8,69 tỷ đồng). https://kienthuc.net.vn/o-to-xe-may/xe-dau-keo-do-nha-di-dong-than-vo-go-ban-869-ty-dong-1431349.html#p-1 Liệu bạn có đang thất vọng khi thấy mẫu concept Jeep Grand Wagoneer không có nội thất ốp gỗ xứng đáng? Nếu có, vậy thì bạn sẽ thấy vừa lòng với chiếc xe độ International Lonestar 2021 này, bởi nó có cả tá gỗ và mang biệt danh “Woody”. Chiếc xe đầu kéo khổng lồ dài tới 7,92 mét này là sản phẩm của công ty Brown Truck Group ở New Jersey, Mỹ, một đại lý chuyên bán xe tải. CEO công ty Todd E. Brown, một người đàn ông tự nhận “bán nghỉ hưu”, nói rằng Woody ban đầu là một dự án cá nhân mà ông ấy thực hiện trong lúc rảnh rỗi. Điều đó nhanh chóng thay đổi sau khi hé lộ trước công chúng bởi nhiều người đã đổ tới xem chiếc xe tải độc nhất vô nhị và thậm chí một vài người còn b

Chiêm ngưỡng những công trình đạt kỷ lục ở Việt Nam

  Du lịch Việt Nam gây ấn tượng mạnh trong lòng du khách quốc tế một phần bởi nét văn hoá lâu đời, các danh lam thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Không những vậy, đây còn là nơi sản sinh ra loạt công trình ngoạn mục đang nắm giữ biết bao kỷ lục. Kiến trúc độc đáo ga Đà Lạt. Đà Lạt - Nhà ga xe lửa cổ kính, đẹp nhất Việt Nam Ga Đà Lạt là nhà ga xe lửa răng cưa cổ của thành phố Đà Lạt. Được người Pháp Khởi công xây dựng vào năm 1932. Cho đến năm 1938, nhà ga được đưa vào hoạt động với tuyến đường sắt Phan Rang – Đà Lạt. Tuyến đường sắt này dài hơn 80 km với đường ray răng cưa để leo dốc đồi núi. Tuyến đường sắt vẫn được duy trì hoạt động sau khi người Pháp rút khỏi nước ta, cho đến năm 1972 thì ngừng hẳn vì chiến tranh. Mang hình dáng như ngọn núi Lang Biang, với chiều dài khoảng 66m, chiều ngang rộng 11,4m, cao 11m, ga Đà Lạt trông tựa như nhà ga miền Nam nước Pháp nhưng vẫn chất chứa trong mình những chất riêng, mà chỉ những con người đến đây mới cảm nhận được.  Mang hình dáng như ngọn

Phú Thọ: Báu vật của làng không biết mấy trăm năm tuổi mà vẫn có sức hút đến kỳ lạ

  Chớm thu, đường về huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) mùa này như đẹp hơn bởi màu xanh của những cánh rừng cọ. Trong ngôi nhà cổ đã trăm năm tuổi nhuốm màu thời gian Bên ấm trà nóng, chúng tôi được nghe kể về việc gìn giữ nền nếp gia phong, được đắm mình trong không gian văn hóa xưa, một cảm giác thân quen đến lạ và có sức hút... Thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) đang trở thành vùng đất có tiềm năng phát triển kinh tế và ngày càng thay da đổi thịt. Thấp thoáng sau những con đường phủ bóng cây xanh là những ngôi nhà kiến trúc cổ còn lưu giữ được gắn với lịch sử của làng, của các dòng họ qua bao thế hệ đã làm phong phú và mang đậm dấu ấn văn hóa nơi đây.  Căn nhà cổ của gia đình ông Hoàng Văn Phú, khu Quyết Thắng, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) luôn được giữ gìn, bảo vệ qua thời gian. Pha ấm trà mời khách, ông Hoàng Văn Phú, chủ nhân của ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm tuổi ở khu Quyết Thắng tự hào kể: Đến nay, niên đại của ngôi nhà này vẫn chưa biết chính

Bộ sưu tập nghệ thuật Việt Nam quý hiếm được lưu giữ tại Úc

 Thư viện bang New South Wales, thư viện lâu đời nhất ở Úc nằm ở trung tâm thành phố Sydney, hiện đang lưu giữ một bộ sưu tập tranh áp phích nghệ thuật Việt Nam rất có giá trị, do những người bạn Úc yêu Việt Nam sưu tầm cách đây hơn một nửa thế kỷ. Theo trang thông tin của Thư viện bang New South Wales, năm 1956, hai vợ chồng nhà văn người Úc Mona Brand (1915-2007) và Len Fox quyết định sang Việt Nam để dạy tiếng Anh cho cán bộ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo sự giới thiệu của nhà báo nổi tiếng Wilfred Burchett. Bên cạnh công việc hàng ngày ở Việt Nam trong khoảng hai năm (1956-1957), hai ông bà đã viết và xuất bản một số cuốn sách về quãng thời gian sống ở đây, bao gồm hai cuốn có tên là "Chung của Việt Nam" (1957) và "Việt Nam Thân thiện" (1958) của ông Fox và "Những người con gái Việt Nam" (1958) của bà Brand. Thư viện bang New South Wales hiện vẫn đang lưu giữ những cuốn sách này. Tuy nhiên, Thư viện bang New South Wales hiện còn một di sả

Choáng ngợp khi lạc vào biệt thự phủ gỗ từng "chân tơ kẽ tóc"

  Từ tường, trần, bàn ghế, quầy bar đến cầu thang... đều được gia chủ chọn chung một chất liệu gỗ, màu sắc na ná nhau khiến cho không gian căn phòng gây cảm giác ngột ngạt, bí bách. Xu hướng thiết kế nội thất căn nhà ốp gỗ hoặc dùng gỗ nguyên khối, chạm trổ cầu kỳ ngày càng được nhiều người ưa chuộng, trong đó có không ít đại gia Việt.  Mới đây, cộng đồng thi công nội thất truyền tay nhau hình ảnh một công trình nhà ở, được cho là của một đại gia có tiếng ở Việt Nam, trong đó, nội thất của căn nhà nổi bật với những bộ tủ rượu, bàn ghế hay quầy bar hoàn toàn bằng gỗ. Chưa kể, cầu thang cũng được thiết kế với nhiều chi tiết hoa văn chạm khắc, cho thấy sự đầu tư không ít của gia chủ. Trần nhà và khung dầm cũng được ốp gỗ với rất nhiều hoa văn, họa tiết trang trí. Tất cả các phòng đều đặt bộ bàn ghế gỗ, trong đó, có những chiếc bàn kích thước lớn, ước đoán giá trị cả trăm triệu đồng. Mặc dù khó có thể xác định gia chủ đầu tư gỗ thịt tự nhiên cho toàn bộ nội thất hay không, nhưng chi phí đư

Mã não không chỉ là vật trang sức của người Cơ Tu

  Đến các bản làng người Cơ Tu, nhất là vào mùa lễ hội hay tết đến xuân về, ngoài mặc trang phục đẹp mắt ra, đa số phụ nữ Cơ Tu đều có đeo những vòng kiềng bằng bạc, chuỗi hạt cườm, những phụ nữ đứng tuổi thì có đeo vài chuỗi mã não (C’rôn) màu huyết dụ hay vàng cam rực rỡ.   Các sơn nữ duyên dáng với các vòng mã não đẹp. Già làng Đinh Văn Bớt (74 tuổi, trú thôn Tà Lâu, xã Ba, huyện Đông Giang- Quảng Nam) cho hay, tại các vùng đồng bào Cơ Tu sinh sống vẫn còn rất nhiều cụ có những chuỗi mã não được lưu truyền từ đời này sang đời khác, những chuỗi mã não cổ quý hiếm này có thể sánh ngang với loại chóe xưa, tương đương 5- 7 con trâu. Ngày trước, trai Cơ Tu nghèo, không có mã não thì rất khó lấy vợ. Do không có mã não nên tạm thời những thanh niên Cơ Tu nghèo phải lấy những phụ nữ góa chồng, tuổi cao gấp 3- 4 lần của mình. Sau 4- 5 năm, người thanh niên kia làm ăn có của cải thì cưới vợ trẻ hơn. Và món quà đầu tiên để làm sính lễ với cha mẹ vợ cũng là những vòng mã não. Ngược lại, một ngư

Thanh kiếm và cái khiên 75 tuổi ở góc rừng…

  PNO - Làng A Chia, thôn Nar, xã Lăng ở trên ngọn núi cao 900m so với mặt nước biển. Muốn đến đó, người ta chỉ còn cách đi bộ. Mùa khô thì xe máy quăng quật bám đường mòn nhảy rêm người vì đá đến chân núi, nhưng mùa mưa thì hãy coi chừng, vì làng ở ngay đầu nguồn sông A Vương vốn hung dữ và đầy bất trắc bởi những cơn lũ rừng. Sắc thái của tuổi trẻ qua lăng kính tuổi già Gia vị lạ trong bữa cơm bản làng Tây Bắc Trường Ông Ngoại ở làng chài Vạn Giã Tôi đến tìm gặp những người ở đó. Người dẫn đường là ông Briu Quân, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội H.Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, cháu trưởng họ đời thứ tám của tộc Briu, một trong những tộc lớn của người Cơ Tu vùng Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế. Ông đã phải hẹn trước, vì người lớn đi rẫy hết, đến đột ngột là không gặp được. Bà Bnước Bhươi và tấm khiên         Trước mặt tôi là bà Bnước Bhươi, gương mặt in dấu thời gian gay gắt, hai dái tai với hai cái khuyên bằng bạc khá to thòng xuống, dấu tích một thuở cà răng căng tai, đang ng