Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Độc đáo nhà cổ 100 cột

Hoa Trang (VTV9) Cập nhật 15:23 ngày 27/07/2020 Current Time 0:09 / Duration 2:32 Auto VTV.vn - Ở Long An có ngôi nhà 100 cột, khắc họa những tinh hoa trong kỹ thuật chạm trổ, thể hiện nghệ thuật điêu khắc tài hoa của các nghệ nhân Việt xưa. https://vtv.vn/vtv9/doc-dao-nha-co-100-cot-20200727095444381.htm Chủ nhân của ngôi nhà là ông Trần Văn Hoa, lúc bấy giờ là Hương sư làng Long Hựu, Tổng lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Nhà có chiều ngang 21m, dài 42m, được xây dựng từ năm 1898. Sau 2 năm xây dựng, ông đã mời 15 nghệ nhân người Huế chạm trổ trong 3 năm. Gọi là  nhà 100 cột , nhưng thực tế nhà có đến 120 cột. Mái lợp ngói âm dương. Đây là công trình có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc  nhà rường  Huế và Nam Bộ, tạo nên sự phong phú và đa dạng trong thể hiện. Ngoài 120 chiếc cột là điểm nhấn của ngôi nhà, toàn bộ vật dụng trong nhà như trường kỷ, bàn ghế… đều được làm hoàn toàn bằng gỗ quý như gõ đỏ, cẩm bông, mun. Và

Chiếc điếu cày dát vàng, đại gia có tiền cũng không thể sở hữu

Chiếc điếu cày dát vàng, đại gia có tiền cũng không thể sở hữu Với niềm đam mê  điếu cày , sau khoảng 1 năm, anh Tuấn (Hải Phòng) đã sưu tầm được hơn 20 "chiến binh" độc đáo, trong đó có 3-5 chiếc mang vẻ ngoài độc lạ, giá trị cao. Đặc biệt, chiếc điếu cày dát vàng hình rồng, miệng ngậm ngọc ruby là "siêu phẩm" có 1-0-2 trong bộ sưu tập của anh. Chiếc điếu cày hình rồng được dát vàng tinh xảo. Anh Tuấn chia sẻ, chiếc điếu là món quà sinh nhật từ một người bạn thân. Để tô điểm, trang trí cho vật phẩm thêm hoàn hảo, anh nghĩ đến việc dát vàng một số chi tiết. Đến nay, chiếc điếu đã được dát vàng tới 3-4 lớp. Anh dự định dát thêm nhiều lớp lên trên cho tới khi nào hoàn thiện. Anh thuê "bảo mẫu" đến lau chùi, vệ sinh điếu mỗi ngày. Theo tiết lộ, "bảo vật"  dát vàng hình rồng  của anh Tuấn được một đại gia trong ngành khách sạn trả giá 50 triệu đồng nhưng anh không bán.

Buồn vui nghề tạc tượng

Tạc tượng, điêu khắc tượng là nghề truyền thống ở nhiều vùng quê của Việt Nam. Trước đây, người ta chủ yếu tạc tượng trên chất liệu gỗ, đất sét, đá tự nhiên, nhưng ngày nay, do nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt nên những người thợ chuyển sang tạc tượng bằng chất liệu xi măng, thạch cao, nhựa cứng (composite). Ông Nguyễn Thành Phong đắp tượng chuột bằng đất sét Tuy số lượng người làm nghề không nhiều như trước, nhưng sản phẩm làm ra nhiều, đa dạng và tinh xảo hơn. Các tác phẩm tạc tượng có giá trị không chỉ được tiêu thụ rộng rãi trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. * Thổi “hồn” cho tượng Giữa trưa nắng tháng 7, một người thợ cần mẫn sửa tới sửa lui tượng chuột bố bằng đất sét, nhân vật trong bức tranh dân gian  Đám cưới chuột  nổi tiếng của Việt Nam. Ông là Nguyễn Thành Phong, dân trong nghề gọi là Trà My (xã Xuân Thiện, H.Thống Nhất).  “Sáng tạo nghệ thuật thì làm gì có giờ giấc. Có khi công việc gấp hoặc hứng thú, tôi làm việc xuyên đêm” - ông Phong nói rồ

Loạt ô tô mô hình bằng gỗ của thợ Việt sốt trên báo ngoại

Nhiều video sinh động về quá trình chế tác mô hình ô tô sang bằng gỗ của một mộc Việt Nam đã được đăng tải khá nổi bật trên các chuyên trang ô tô nổi tiếng của Mỹ như Carscoops, Topspeed... Bên trong siêu xe Bugatti thân gỗ với công suất 600 mã lực Sành điệu với xe đạp gỗ giá 10 triệu của thợ mộc Thái Nguyên Độc đáo chiếc Jeep gỗ chạy động cơ xe máy Honda của dân chơi Thái Nguyên Kênh youtube có tên Woodworking Art của một thợ mộc Việt Nam thời gian qua liên tục gây sốt với hàng loạt video tạo hình  mô hình ô tô  bằng gỗ như siêu xe Bugatti Chiron, Toyota Land Cruiser V8, Ford F150 Raptor, Ford Everest Biturbo 4WD, xe đua F1 Ferrari sF1000... Cảnh thợ Việt chạm khắc tỉ mỉ tới từng chi tiết trên những mô hình xe  ô tô bằng gỗ  đã được đăng tải khá nổi bật trên các chuyên trang ô tô nổi tiếng ở Mỹ như Carscoops, Topspeed... Theo đó, tác phẩm mới nhất là chiếc SUV Audi Q7 2021 trên Woodworking Art được trang Carscoops chia sẻ hình ảnh kèm video vào ngày 20/7 vừa qua.  Ôtô sang bằng gỗ Aud

Thuyền độc mộc cổ nằm dưới đáy dòng Ngàn Sâu

Trong lúc đánh cá trên sông Ngàn Sâu người dân đã phát hiện 2 chiếc thuyền độc mộc cổ dài hơn 11 m. Vừa qua một số người dân trong khi đi đánh bắt cá trên sông Ngàn Sâu, đoạn qua địa bàn xã Hương Thủy, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh đã phát hiện, trục vớt được 2 chiếc thuyền độc mộc nằm dưới đáy sông. Một trong hai chiếc thuyền vừa được phát hiện. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Bảo tàng Hà Tĩnh đã tổ chức làm việc với đại điện UBND huyện Hương Khê, chính quyền xã Hương Thủy tiến hành sưu tầm hiện vật phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày. Một chiếc thuyền độc mộc đưa về bảo quản tại bảo tàng để tiếp tục bảo quản, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và trưng bày theo luật di sản văn hóa. Chiếc còn lại đã được người dân đưa về trông giữ ở địa bàn xã Hà Linh, huyện Hương Khê. Hiện Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh đang có văn bản gửi cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để sớm được tiếp nhận, di chuyển về bảo tàng bảo quản, nghiên cứu. Hai chiếc thuyền độc mộc cổ này, một chiếc có chiều dài 1

Cổ vật quý trong ngôi nhà gỗ của vị quan triều Nguyễn ở Hà Nam

Trong nhà cổ ở làng Vị Hạ (Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam) của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến còn lưu giữ nhiều cổ vật quý giá. Sau khi từ quan, Nguyễn Khuyến (1835 - 1090) về quê nội ở làng Vị Hạ, xã Trung Lương (xưa là xã Yên Đổ) Bình Lục, Hà Nam cho đến khi tạ thế. Ngôi nhà của cụ nay trở thành điểm đến thăm quan của nhiều du khách. Khu nhà Nguyễn Khuyến được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1991. Cổng vào nhà Tam Nguyên Yên Đổ có ba chữ nho “Môn Tử Môn” ở trên. Ba chữ này có nghĩa là cửa ra vào của học trò. Đây là một lời răn dạy của Nguyễn Khuyến về đạo thầy - trò. Trước khi vào nhà thầy, cho dù là quan lớn hay thứ dân đều phải tuân thủ đúng lễ nghĩa. Cổng nguyên bản nhuốm màu rêu phong, cổ kính, làm từ gạch và xi măng. Sau này, đã được trùng tu, sơn lại màu xanh. Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, cháu đích tôn đời thứ 5 của nhà thơ Nguyễn Khuyến, khu nhà cổ được dựng theo lối kiến trúc: Ngoài là nhà đại tế, tr