Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nghệ nhân Khmer nặng nghiệp đờn ca

(TBKTSG Online) - Chiều cuối tuần, trong căn nhà nhỏ ở Ô Môn, Cần Thơ, người nghệ sĩ mái tóc hoa râm tâm tình về đời ca, nghiệp diễn: “Dù khó khăn cỡ nào tôi cũng chẳng bao giờ bỏ đờn ca bởi mình như tằm trót vương tơ rồi”. Ông là nghệ nhân Đào Xinh, ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ, người được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú năm 2019. Nghệ nhân ưu tú Đào Xinh (ngoài cùng bên trái) biểu diễn cùng các nghệ nhân của Cần Thơ. Ảnh: Duy Khôi “Ca ra bộ” là bước phát triển mới của đờn ca tài tử, tiền đề cho sân khấu cải lương. Nghệ nhân không còn ngồi hoặc đứng để ca mà còn ra động tác, điệu bộ sao cho phù hợp với nội dung bài ca. Bây giờ không còn nhiều nghệ nhân theo đuổi cách trình diễn này, và để thành danh lại càng khó. Vậy nhưng nghệ nhân Đào Xinh bao năm qua vẫn trọn lòng với đờn ca tài tử, vẫn khóc - cười cùng “ca ra bộ”. “Nghề chính của tôi là hớt tóc, còn ca hát là nghiệp. Hơn 45 năm qua tôi lấy nghề nuôi nghiệp”, ông chia sẻ về đời nghệ sĩ của mình như vậy.

Nghệ nhân áo dài tinh tế trong nghệ thuật sắp đặt

(Xây dựng) - Lê Thị Lan Hương được biết đến là một nghệ nhân áo dài với những bộ sưu tập nổi tiếng trong và ngoài nước. Hôm nay, tôi còn được biết đến chị với bất ngờ vô cùng thú vị, đó là sự tinh tế trong nghệ thuật sắp đặt được thể hiện tại khuôn viên biệt thự Hoàng Gia Lê Garden. Tọa lạc tại Minh Tân, Minh Trí, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đây là khu vực nằm trên sườn núi, trước mặt là hồ, đằng sau là rừng bạt ngàn cây cỏ. Nhìn từ xa, thấp thoáng quần thể biệt thự kiểu Pháp màu vàng tươi, nổi bật trên nền xanh của cây cỏ mướt mát. Khi lại gần, gợi cho người ta cái cảm giác như được ôm ấp bởi một khuôn viên với phong cảnh hữu tình, một không gian lãng mạn trong lành tinh khiết, một hồn cốt vô cùng thiêng liêng. Bước qua cánh cửa, tôi bị cuốn hút bởi mùi hương nhè nhẹ, ngan ngát, dịu dàng quyến rũ. Đó là mùi hương tỏa ra từ hơn 10 ngàn gốc hoa hồng được anh chị chủ nhà kỳ công sưu tầm, mang về từ mọi vùng miền trong và ngoài nước. Nghệ nhân Lê Thị Lan Hương cùng chồng đã tự tay v

Nghệ nhân ưu tú Hà Ngọc Cao với di sản thực hành then của người Tày

Ông Hà Ngọc Cao, nghệ nhân ưu tú thôn Trung Quang, xã Xuân Quang là một trong những nghệ nhân tiêu biểu am hiểu và thực hành thuần thục các nghi lễ then của người Tày, huyện Chiêm Hóa. Ông cũng là một trong những nghệ nhân, cá nhân có thành tích của huyện vinh dự nhận được Kỷ niệm chương của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vì đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch tháng 7 năm 2019.  Nghệ nhân ưu tú Hà Ngọc Cao, thôn Trung Quang, xã Xuân Quang ghi lại các bài then cổ. Trong những ngày đầu xuân 2020, có dịp gặp gỡ, trò chuyện với nghệ nhân Hà Ngọc Cao, chúng tôi được ông chia sẻ nhiều câu chuyện, hành trình ông nối nghiệp cha ông để rồi gắn bó, dành cả tâm huyết cả đời mình dành cho Then. Giọng nghệ nhân trở nên trầm ấm, gương mặt rạng rỡ hơn khi ông kể về thời điểm năm 2015, ông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan văn hóa của tỉnh, huyện chọn để trình diễn Lễ cầu khoăn, giải hạn, góp phần hoàn thành tư
gay giữa lòng TP Hạ Long có một không gian mà ở đó người xem sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều những hiện vật gốm sứ, đồ đồng quý hiếm, có niên đại hàng trăm năm. Đó là không gian trưng bày bộ sưu tập cổ vật quý của nghệ nhân tranh đá quý Đỗ Bi. Ông đang ấp ủ ý tưởng thành lập một bảo tàng tư nhân để có thể chia sẻ, quảng bá những nét văn hóa lịch sử đến đông đảo công chúng. Không gian trưng bày cổ vật của nghệ nhân Đỗ Bi tại TP Hạ Long. Trong căn phòng với diện tích rộng hơn 200m2, gần 1000 cổ vật được nghệ nhân Đỗ Bi gìn giữ, bài trí trang trọng, có hệ thống theo từng không gian, từng chủ đề. Vốn là một nghệ nhân tranh đá quý nên những cổ vật được ông sưu tầm ngoài giá trị văn hóa lịch sử còn có giá trị thẩm mỹ rất cao, một số đồ gốm thuộc dòng đồ cổ ngoạn (đồ hiếm và đẹp). Đó là những đồ gốm sứ Việt Nam (thạp, âu, bát, lọ, ấm…) từ thời Lý, Trần, Lê (thế kỷ 10 đến thế kỷ 16). Trong đó nổi bật là những chiếc ấm lục thời Lý, chiếc bát gốm Chu Đậu thời Trần, chiếc bình vôi tái hiệ

Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” họp triển khai nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 28/2, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ của ban Chỉ đạo Trung ương CVĐ năm 2020. Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư TW Đảng, Chủ tịch UB Trung ương MTTQVN, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương CVĐ; ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký UBTW MTTQ Việt Nam; bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương CVĐ; Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình hành động của Bộ Công Thương triển khai CVĐ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo CVĐ đồng chủ trì Hội nghị. Thách thức và cũng là cơ hội Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, CVĐ đã đi đúng hướng và đã mang lại những kết quả to lớn, hiện hữu cho doanh nghiệp sản xuất cũng như cho nền kinh tế của đất nước. Những kết quả đó góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm

Sử thi Ê Đê hiện nay- nghệ nhân và việc trao truyền nghệ thuật diễn xướng

Sử thi là đề tài quen thuộc được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Khi nói đến sử thi, phải kể đến những quốc gia có những bộ sử thi kinh điển đã được phổ biến toàn thế giới như Hy Lạp với  Iliat, Ôđixê ; Ấn Độ với  Mahabharata, Ramayana , ngoài ra nhiều quốc gia trên thế giới cũng rất quan tâm đến sử thi của đất nước họ như Mông Cổ, Thái Lan, đặc biệt họ coi đó như điểm tựa quan trọng cho truyền thống văn hóa của một dân tộc. Với Việt Nam, sử thi Ê Đê đã được các nhà nghiên cứu đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu sử thi Ê Đê dưới những góc nhìn nghệ thuật diễn xướng là chủ đề mới chưa được nghiên cứu một cách bài bản trước đây. Trước thực tế đó, năm 2018, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản cuốn: “ Sử thi Ê Đê hiện nay: Nghệ nhân và việc trao truyền nghệ thuật diễn xướng ” do Kiều Trung Sơn làm chủ biên. Mục đích của cuốn sách là nhằm xác định được cơ sở khoa học cho việc bảo tồn nghệ thuật diễn xướng sử thi, do vậy nhóm nghiên cứu cần khảo s

Khôi phục và bảo tồn, phát huy hoa văn cổ trên thổ cẩm người Tày

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa người Tày. Theo thời gian, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã có một số thay đổi để phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế. Tuy nhiên, đang xuất hiện những biểu hiện đáng lo ngại có thể đưa tới nguy cơ biến dạng, bị mai một, thậm chí biến mất nét đặc sắc riêng của hoa văn cổ trên thổ cẩm người Tày. Nghệ nhân Nông Thị Thược giới thiệu hoa văn cổ trên tấm thổ cẩm truyền thống người Tày. Nghề dệt thổ cẩm cổ truyền gắn bó với cuộc sống của đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng. Trước đây, tại các xóm, bản người Tày ở Cao Bằng rất phát triển những sản phẩm thổ cẩm truyền thống nổi tiếng về chất lượng cũng như kỹ thuật dệt thủ công truyền thống trong việc tạo hình hoa văn trực tiếp để trang trí cho các sản phẩm rất đẹp mắt, như: mặt chăn, địu, gối… Bên cạnh giá trị về mặt kinh tế, sản phẩm dệt thổ cẩm với những hoa văn độc đáo còn mang nhiều ý nghĩa,