Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Làng nghề làm đá mỹ nghệ Bửu Long (Đồng Nai): Không ngừng vươn xa

TBV - Hơn 300 năm tồn tại, làng nghề điêu khắc đá Bửu Long (phường Bửu Long, Tp. Biên Hòa) được xem là làng nghề thủ công lâu đời nhất của vùng đất Đồng Nai. Trải qua nhiều thăng trầm, làng nghề đá Bửu Long đã sản sinh ra những sản phẩm không chỉ có mặt trong Nam ngoài Bắc mà còn vươn xa đến tận Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản…, đã tạo nên uy tín cho làng nghề đá mỹ nghệ Bửu Long. Đặc sắc nghề  truyền thống  Làng nghề thủ công lâu đời nhất Đồng Nai, Làng đá mỹ nghệ Bửu Long, một làng nghề truyền thống nằm cách thành phố Hồ Chí Minh gần 40km về phía Tây Nam, trải dài theo đường Huỳnh Văn Nghệ thuộc phường Bửu Long ngày nay (TP.Biên Hòa). Nghề được truyền theo kiểu cha truyền con nối với những bí quyết trong các công đoạn chế tác sản phẩm. Nghề điêu khắc đá đòi hỏi sự cẩn trọng, tính kiên trì, cần cù, tỉ mỉ và sự sáng tạo với tính mỹ thuật cao.   Sản phẩm điêu khắc từ làng nghề Bửu Long rất phong phú, từ các công trình tôn giáo, tín ngưỡng như tượng thờ, khám thờ, tượng

Hội chợ Đồ Gỗ và Mỹ Nghệ Xuất Khẩu Việt Nam 2019 ​

​Hội chợ Đồ Gỗ & Mỹ Nghệ Xuất Khẩu Việt Nam 2019 (VIFA-EXPO 2019) sẽ được tổ chức từ ngày 06-09 tháng 3 năm 2019 tại Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Saigon, Exhibition & Convention Center (SECC), 799 Nguyen Van Linh Parkway, Tan Phu Ward, District 7, Ho Chi Minh City,Vietnam. Đây là Hội chợ xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất của Việt Nam, nằm trong chuỗi Hội chợ đồ Gỗ quốc tế của AFIC (ASEAN Furniture Industry Council) do Sở Công Thương TP.HCM phối hợp với Hội Mỹ Nghệ và Chế Biến Gỗ TP.HCM (HAWA) tổ chức, đơn vị thực hiện là Công ty CP Thủ công mỹ nghệ Gỗ Liên Minh (HAWA Corporation). Thông tin chi tiết về hội chợ xin liên hệ đơn vị tổ chức: Organizer: * Ho Chi Minh City Department of Industry & Trade * Handicraft & Wood Industry Association of HCMC (HAWA) * HAWA Corporation Contact: 185 Ly Chinh Thang Street, Ward 7, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam - Tel: +84 (0) 283 526 4714 / 15 / 16  - Fax: +84 (0)

Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước: Nhiều bất cập trong quy hoạch

VHO- Làng nghề truyền thống điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (làng nghề đá Non nước) thuộc Q. Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, hiện nay có khoảng 360 hộ dân đã vào khu tập trung sản xuất. Tuy nhiên, rất nhiều hộ theo nghề làm đá nhưng lại không chịu vào khu sản xuất này bởi họ cho rằng, sự bất cập về quy hoạch của làng nghề đá khiến cho sản xuất bị bó hẹp, không phát triển được. Không những thế khu vực này còn đang đối diện tới tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng từ bụi đá. Con đường vào làng đá mỹ nghệ Non Nước chật chội, bụi bặm Thiếu mặt bằng sản xuất Trước đây, làng đá mỹ nghệ Non Nước (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) có gần 500 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ, với hơn 2.500 lao động, tập trung xung quanh khu danh thắng Ngũ Hành Sơn. Do yêu cầu phát triển của du lịch danh thắng, vấn đề sản xuất ở khu dân cư đã ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan, tác động xấu đến sinh hoạt của người dân. Để khắc phục tình trạng này, UBND TP Đà Nẵng đã có quyết định quy hoạch di dời làng nghề về vị trí t

Ngắm nhìn làng nghề đá mỹ nghệ 500 tuổi dưới góc máy đời thường

Tồn tại và gắn bó với lịch sử nước nhà suốt 500 năm qua, làng đá mỹ nghệ cổ Ninh Vân vẫn đang và sẽ biến những tảng đá vô tri thành những tác phẩm điêu khắc ấn tượng. Ninh Vân là một xã miền núi nằm ở Tây Nam huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Hoa Lư cũng là kinh đô một thời của nước Đại Việt trước khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010. Với đặc thù thổ nhưỡng nhiều đá vôi chất lượng cao, làng Ninh Vân suốt 500 năm qua nổi tiếng với nghề chạm khắc đá mỹ nghệ. Tương truyền, ông tổ nghề đá của làng là Hoàng Sùng, người làng Nhồi (Thanh Hóa) ra Ninh Vân sinh sống, lập nghiệp và truyền nghề lại cho con cháu. Trước đây, mọi công đoạn chế tác đá đều được làm bằng tay rất vất vả. Sau này, nhờ công nghệ máy móc phát triển, hiệu suất lao động của làng nghề đã được cải thiện rõ rệt. Qua con mắt nghệ thuật của Chu Việt Hà, nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh đường phố, đời sống lao động và các tác phẩm điêu khắc đá của những nghệ nhân làng Ninh Vân được lột tả chân thực, gai góc nhưng

Điều tra vụ 72 tiêu bản rùa biển quý hiếm trong cửa hàng mỹ nghệ

Ngày 6-6, lãnh đạo Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) - Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác nhận, cơ quan này vừa phát hiện và tịch thu 72 tiêu bản rùa biển quý ở Vũng Tàu. Tiêu bản rùa biển tại cửa hàng mỹ nghệ ở Vũng Tàu. Ảnh: P.Q.T Cụ thể, PC49- Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu phối hợp với quản lý thị trường, kiểm lâm phát hiện 72 tiêu bản rùa quý hiếm được trưng bày và cất trong cửa hàng mỹ nghệ tên "K.T" nằm trên đường Ba Cu, phường 1, TP Vũng Tàu, do bà Nguyễn Thị K.T làm chủ. Số tiêu bản rùa này nặng khoảng 47 kg.  Trong một diễn biến khác, việc cửa hàng trên treo tiêu bản rùa trên tường, cầu thang và xung quanh cửa hàng cũng được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phát hiện khi nhận được thông tin từ một tình nguyện viên. ENV cho biết thêm, trong tháng 5-2018, tổ chức này ghi nhận có bốn con rùa biển bị nuôi nhốt làm cảnh ở các nhà hàng ở Vũng Tàu và Kiên Giang và đã được giải cứu và thả về biển.  Bên cạnh đó, 11 trường hợp quảng cáo trên Internet các

Doanh nghiệp ngành gỗ ngập đơn hàng

TTO - Hội nhập, cạnh tranh tốt đang đem về nhiều đơn hàng cho ngành gỗ. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng dịch chuyển sang VN. Có doanh nghiệp dự tính doanh số tăng gấp đôi 2016. Sản xuất đồ nội thất xuất khẩu sang Mỹ - Ảnh: T.V.N. Theo Hiệp hội Chế biến gỗ và mỹ nghệ TP.HCM (HAWA), ngành chế biến gỗ VN đang có lợi thế khi hội nhập, được thế giới đánh giá cao. Nhiều doanh nghiệp ngành này đang không ngừng đầu tư mở rộng nhà xưởng để đón cơ hội. Mở rộng sản xuất... Những ngày này, xưởng sản xuất gỗ của bà Nguyễn Thị Vân, giám đốc doanh nghiệp tư nhân Vân Nguyễn ở Bình Dương, hoạt động nhộn nhịp, công nhân được khuyến khích làm tăng ca. Bà Vân vui vẻ nói xưởng đang gia công hàng gỗ nội thất để xuất đi thị trường châu Âu và Anh. Sau một năm khó khăn vì đơn hàng giảm sút, những tháng đầu năm 2017 tình hình đã sáng sủa hơn. “Chúng tôi nhận được đơn hàng nhiều trở lại, giá tốt” - bà Vân nói. Tương tự, Công ty Scansia Pacific - doanh nghiệp liên kết giữa Anh và Na Uy chuyê

Không thể phục hồi nguyên trạng bức tranh bảo vật quốc gia “Vườn Xuân Trung Nam Bắc“

Di sản quốc gia lại giao cho thợ dùng nước rửa chén, bột chu, giấy ráp để chùi rửa. Trên toàn thế giới, chỉ có ở Việt Nam! Hỡi ơi, Nguyễn Gia Trí! Dũng Hoàng Hơi giống tấm bia ở chùa Đọi. Thợ xây vung vít xi măng lên đầy mặt bia, mờ lấp hểt cả chữ, bèn lấy giấy giáp chổi sắt... cạo, cọ, rửa... thế là chữ đi đằng chữ. Bị xã kỷ luật họ bảo : chúng cháu ko biết! Hoà cả làng. Dang Hao          Thông tin đau lòng này được Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Vi Kiến Thành khẳng định sau chuyến vào TP.HCM làm việc với Sở VH – TT TP.HCM về hiện trạng bức tranh Vườn Xuân Trung Nam Bắc. Sự hư hỏng trên bề mặt tranh là rất nặng nề. ẢNH: HÒA BÌNH Bức  Vườn Xuân Trung Nam Bắc  là một kiệt tác của danh họa Nguyễn Gia Trí được UBND TP. HCM mua từ những năm 1990, dù lúc ấy thành phố đang trong giai đoạn kinh tế hết sức khó khăn, với giá 100.000 USD để trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM. Năm 2012, tác phẩm được chính thức được công nhận là bảo vật quốc gia của