Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Khai bút, ban chữ lần đầu tiên được tổ chức tại ngôi chùa 400 năm tuổi

  Theo Đại đức Thích Thanh Quang, trụ  trì chùa Keo, lễ khai bút hay còn gọi là "Minh niên khai bút" được thực hiện vào đêm giao thừa 2024. Sau khai bút, 4 bức đại tự "Nam thiên thánh tổ", "Lý triều quốc sư", "Quốc thái dân an" và "Phong hòa vũ thuận" được dâng trình đức Thánh trong cung cấm và được thờ ở đó. Đến ngày mùng 4 khai hội chùa Keo, ban tổ chức  xin treo 4 bức  lên cột phướn ở sân tam quan ngoại, để ngày mùng 5 tổ chức hoạt động khai bút ban chữ cho người dân, phật tử và du khách. Khai bút là biểu trưng  cho sự may mắn, thành công và cố gắng, nỗ lực của mỗi người trong công việc cũng như học tập, thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và cầu mong một năm mới suôn sẻ. Sau khi 4 bức đại tự được kéo lên trang trọng, UBND huyện Vũ Thư trao thưởng cho các học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh Ảnh: Nhật Hà Đại đức Thích Thanh Quang - trụ trì chùa Keo trao quà và chúc các em học sinh năm mới chăm ngoan,
Các bài đăng gần đây

Hà Nội: Ngắm những tiêu bản rùa Hồ Gươm trưng bày ở đền Ngọc Sơn

  Những tiêu bản rùa Hồ Gươm đang được đặt tại nhà trưng bày tại đền Ngọc Sơn hàng ngày thu hút nhiều du khách đến tham quan, đặc biệt trong dịp lễ Tết. Tiêu bản thứ nhất được đặt bên gian phải của đền Ngọc Sơn vốn là tiêu bản có từ lâu, có chiều dài 1,2 m, nặng 52 kg. Tiêu bản thứ hai được đặt bên gian trái là cụ rùa hồ Gươm chết năm 2016 dài 2,08 m, ngang 1,08 m, nặng 169 kg. Tiêu bản này được hai chuyên gia người Đức đến Việt Nam tham gia thực hiện bằng phương pháp nhựa hóa, có khả năng bảo quản nguyên trạng mẫu vật cả về hình thái, màu sắc đến những phần khó như mắt, diềm mai. Phương pháp này cũng giúp giữ được nguyên vẹn mẫu vật (cả phần xương, sụn) sát thực nhất với mẫu sống, không để lại mùi và có độ bền cao. Rùa hồ Gươm là cá thể cái, có tên khoa học Rafetus Swinhoei, là một loài rùa nước ngọt mai mềm khổng lồ cực hiếm. Sau khi rùa thứ hai tại Hồ Gươm chết vào năm 2016, hiện trên thế giới chỉ ghi nhận 3 cá thể cùng loài này còn sống (một ở hồ Đồng Mô - Hà Nội và 2 ở Trung Quốc)

Lạ mắt Rồng làm từ gỗ củi trôi sông | NTV News

  Tết năm ngoái, nghệ nhân Lê Ngọc Thuận - chủ cơ sở Làng Củi Lũ Hội An đã gây ấn tượng với bộ sưa tập “Mèo củi lũ”- là những linh vật mèo làm bằng cũi gỗ bị lũ cuốn trôi. Tết con Rồng năm nay, nghệ nhân lại tiếp tục trình làng bộ sưu tập linh vật Rồng độc lạ. “NTV News” là kênh duy nhất cung cấp đầy đủ thông tin về nông nghiệp trong nước và quốc tế. “NTV News” mang đến cho mọi người những thông tin bổ ích, nhanh chóng và kịp thời thông tin nông nghiệp, văn hóa, đời sống xã hội,… Nhớ đăng ký kênh để theo dõi nhiều video hấp dẫn của NTV News nha! © Copyright by NTV News (Do Not Reup) © Kênh được quản lý bởi NTV Media Tết năm ngoái, nghệ nhân Lê Ngọc Thuận - chủ cơ sở Làng củi lũ Hội An đã gây ấn tượng với bộ sưa tập “Mèo củi lũ” - là những linh vật mèo làm bằng củi gỗ bị lũ cuốn trôi. Tết con rồng năm nay, nghệ nhân lại tiếp tục trình làng bộ sưu tập linh vật rồng độc lạ. (Bài do Tạp chí điện tử Nông thôn Việt phối hợp với Truyền hình Báo Tuổi Trẻ thực hiện)

Choáng với ngôi chùa cao nhất Việt Nam: Là chùa bằng đồng lớn nhất châu Á, nằm ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử với độ cao hơn 1.000m

  Ngôi chùa này cũng là một trong những cái địa điểm đã xuất hiện băng tuyết, băng giá, nhiệt độ chạm mốc 0 độ C vào mùa đông năm nay. Ngôi chùa bằng đồng lớn nhất châu Á Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật) nằm ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử, ở độ cao 1.068m so với mực nước biển. Đây là  ngôi chùa  trên đỉnh núi được làm bằng đồng lớn nhất Châu Á. Chùa Đồng Yên Tử. Ảnh: Thanh Niên Ngôi chùa ở độ cao 1.068m so với mực nước biển. Ảnh: Thanh Niên Theo tài liệu ghi lại, vào thời điểm Phật Hoàng Trần Nhân Tông tới Yên Tử và sau khi Ngài viên tịch, chùa Đồng chưa tồn tại. Song đến thế kỷ 17, thời hậu Lê, chùa bắt đầu được khởi dựng, làm bằng khung sắt, mái đồng, quy mô nhỏ như một khán thờ. Bên cạnh tượng Phật, chùa còn có khánh và chuông lớn, tất cả đều làm bằng đồng. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sửa với nhiều "phiên bản" được xây dựng lại, đến năm 2006, chùa Đồng hiện nay chính thức được khởi công xây dựng lại theo thiết kế của Kiến trúc sư Trần Quốc Tuấn - Viện